Khởi tổ dòng họ Nguyễn hưũ

“Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi…Nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Đó là những vần thơ trong bài thơ đã được phổ nhạc, mà mỗi khi nghe ta cảm thấy bồi hồi xúc động, ta càng cảm thấy thấm thía khi nhớ đến quê hương.

Quê hương là nơi mà ông bà t ổ tiên ta đã từng sinh ra, lớn lên và lập nên sự nghiệp. Không nhớ đến quê hương là không nhớ đếnt ổ tiên. “Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ mà ta phải luôn khắc sâu trong lòng.

ổ tiên dòng họ ta là ai? Đó là điều mà con cháu ta, từ thế hệ này qua thế hệ khác cần phải biết, cần phải t ìm hiểu để biết nguồn gốc của mình. Biết nguồn gốc để tưởng nhớ, và mãi tri ân ông bà t ổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì quý báu nhất mà chúng ta thừa hưởng.

Chúng ta đã kế thừa một gia tài vô giá, đó là một gia tài không có giá trị vật chất, mà là những tinh túy nhất của dòng họ. Đó là truyền thống đạo đức và những tri thức với sự thông minh tuyệt vời, những tài năng xuất chúng đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc dựng nước và giữ nước, mà thế hệ con cháu chúng ta cần phải phải noi theo và phát huy.

Theo gia phả dòng họ ta, dòng họ Nguyễn Hữu đã được ngài Nguyễn Hữu Độ viết lại bằng chữ Hán và được ngài Nguyễn Hữu Đồng dịch ra tiếng Việt, thì tổ tiên của chúng ta kể từ ngài Ức Trai Nguyễn Trãi (1983).

Nhưng trước ngài Nguyễn Trãi, t ổ tiên chúng ta là ai? Gia phả ngài Nguyễn Hữu Độ viết hiện đang lưu tại từ đường họ Nguyễn Hữu, tức Vĩnh Quốc Công Từ (tọa lạc tại Kim Long, Huế), không thấy ghi rõ. Như vậy, chúng ta có bổn phận phải tìm hiểu nguồn gốc xa xưa của dòng họ, kể từ ngài Nguyễn Trãi trở về trước.

Nghiên cứu và kết hợp nhiều sử liệu, cho biết cho biết tiền tổ dòng họ Nguyễn Hữu chỉ được biết từ thời ngài Nguyễn Bặc (904-979). Còn trước đó, chưa tìm ra tài liệu nào ghi chép. Rất tiếc không tìm thấy tài liệu lịch sử nào có thể truy cứu thêm về dòng họ trước ngài Nguyễn Bặc. Do đó, Ngài được kể như đời 1 của  dòng họ Nguyễn Hữu (Tiền Tổ) và Ngài Nguyễn Trãi là đời 11 (Hậu Tổ).

Hiện nay, dòng họ Nguyễn Hữu có một số con cháu đến định cư tại Hoa Kỳ. Thế hệ thứ nhất tức là đời thứ 29 kể từ khởi tổ Nguyễn Bặc và đời thứ 19 kể từ ngài Nguyễn Trãi.

Như vậy, tại Hoa Kỳ, Thế hệ thứ hai tức là đời thứ 30 kể từ khởi tổ Nguyễn Bặc và đời thứ 20 kể từ ngài Nguyễn Trãi.

Tóm lại, kể từ 904 đến 2009, dòng họ Nguyễn Hữu đã đến đời thứ 31 (tức thế hệ thứ ba tại Hoa Kỳ).

Để con cháu sau này hiểu rỏ tường tận gốc gác mình, thiết tưởng cần phải tóm tắt lại tất cả những hoạt động của tổ tiên, từ những đóng góp công đầu vào việc dựng nước và giữ nước, đến những sự nghiệp vẻ vang về văn hóa, xã hội, nhưng đồng thời cũng ghi rõ những biến cố đau thương của tổ tiên đã gánh chịu.

Như vậy, phải bắt đầu từ Tiền Tổ NGUYỄN BẶC.

TIỀN TỔ

Đời 1 : Nguyễn Bặc (904-979) Đinh Quốc Công

Ngài có công cùng Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất tồ quốc. Ngài là vị Công thần Khai Quốc nguyên huân triều nhà Đinh. Quê quán ở Hoa Lư, châu Đại Hoàng (sua là Đại Hữu, Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình). Về sau con cháu lại có quê ở Gia Miêu Ngoại Trang, Thanh Hóa. Ngài bị giết vì chống Lê Hoàn.

Đời 2 : Nguyễn Đê (???-???) Đô Kiểm Hiệu, phò nhà Đinh. Khi cha bị sát hại, ngài cùng em là Nguyễn Đạt bỏ trốn qua Bắc Giang lập ra 2 chi họ Nguyễn ở Kinh Bắc và Sơn Nam (Hà Đông).

Đời 3: Nguyễn Viễn (???-???) Tả Quốc Công Tham Tri Chính sự nhà Tiền Lê.

Đời 4: Nguyễn Phụng (???-???)Tả Đô Đốc đời Lý Anh Tông (1145).

Đời 5:  Nguyễn Nộn (1210) đời Lý đi ở ẩn ở chùa Phù Dực, kinh Bắc. Đến đời Trần được phong Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương, lấy công chúa Ngoạn Thiềm nhà Trần.

Đời 6:  Nguyễn Thế Tứ (1225-1257) Đô Hiệu Điểm triều Trần có 9 con.

Đời 7:   Nguyễn Nạp Hòa, Bình Nam Đại Tướng Quân thời vua Trần Dật Tông tại chức từ 1314-1377.

Đời 8:   Nguyễn Công Luật, còn có tên là Phi Loan Hữu Hiệu Điểm, giữ chức giám quân thiên      tướng. Sau bị nhà Hồ giết hại cùng nhiều thân quyến. Ngài có 3 con trai. Con trai thứ ba là Nguyễn Minh Du.

Đời 9:   Nguyễn Minh Du, giữ chức Quản Quân Thiết Hổ (thời Trần Phế Đế 1398-1399)

ó  nhi ệm vụ bảo vệ cấm thành. Ngài bị giết trong vụ thảm sát thành Tây Đô (1399). Ngài có 3 con trai.

Đời 10:   Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh (con thứ ba), sinh năm 1355 (Ất Dậu) ở Nhị Khê. Lớn lên học rộng biết nhiều, được mời v ào dinh quan Tư Đồ Trần Nguyên Đáng ở Đ ông Đô (Hà Nội) đ ể d ạy h ọc. (Trần Nguyên Đáng là cháu 4 đời Thượng Tướng Trần Quang Khải, cháu 5 đời Trần Thái Tông. Trần Nguyên Đáng giao cho Nguyễn Ứng Long dạy học cô con gái của ông là bà Trần Thị Thái, về sau là vợ của ngài.

Năm 1374 (Giáp Dần) niên hiệu Long Khánh thứ 2 vua Trần Duệ Tông, ngài thi đổ Thái Học Sỉ (Tiến Sỉ) năm 19 tuổi, sau đó, được cử làm quan với Quốc Kiểm Chính.

Năm 1388 (Mậu Thìn) một số võ tướng trong cấm thành trong đó có cha con Nguyễn Công Luật, Nguyễn Công Sách, Nguyễn Minh Du cùng một số mưu sát Hồ Quí Ly, nhưng thất bại, bị Hồ Quý Ly giết hại, chỉ có Nguyễn Minh Du trốn được vào miền Thượng Du Thanh Hóa, sau không tìm thấy tông tích nữa. Cũng có tin ngài bị giết năm 1899. Gia tộc sau chuyển đến lập nghiệp tại Ngọc Ổi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.

Năm 1402, ngài làm quan đời nhà Hồ. Tháng 11 năm 1402 (tháng chạp năm Tân Tỵ) ngài được cử làm học sỉ viện Hàn Lâm rồi lần lượt thăng Thông Chương Đại Phu, Đại Lý Tự Khanhkiêm Trung Thư Thị Lang, Thái Tử Tả Tấn Thiện Đại Phu, Tư Nghiệp trường Quốc Tử Giám.

Tháng 11 năm 1406, khi giặc Minh xâm lăng, Ngài bị bắt qua Yên Kinh giam tại Vân Sơn Điếm (Hồ Bắc, Trung Quốc, tháng 4, 1407). Có tin khi mất, ông được an táng tại quê nhà ở phía nam núi Bái Vọng, Chí Nghị, Hải Dương.

Chánh thất của ngài là bà Trần Thị Thái, con gái thứ ba quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán, sinh được 6 trai. Nguyễn Trãi là con thứ hai.

Kế thất của ngài ho Nhữ, quê ở Mộc Châu, Đông Sơn, Thanh Hóa, có 2 con trai là Nhữ Soạn và Nhữ Trạch.

HẬU TỔ

Nguyễn Trãi

Kể từ ngài Nguyễn Trãi, gọi là thời HẬU TỔ và ngài là đời thứ nhất.

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, là một nhân vật vĩ đại của lịch sử. Năm 1980, ngài đã được Liên Hiệp Quốc (UNESCO) tôn là “Danh nhân văn hóa thế giới” nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh. Thân thế và sự nghiệp của ngài đã được các nhà sử học ghi chép đầy đủ. ở đây chỉ tóm tắt sơ lược để con cháu hiểu một cách tổng quát về ngài Hậu Tổ Nguyễn Trãi. Muốn tìm hiểu thêm, nên tìm đọc tất cả những tài liệu nghiên cứu về ngài trong tiến trình lịch sử,

Ngài là con thứ hai của Nguyễn Ứng Long  tức là Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái (con của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán), sinh năm 1380 tại quê nhà làng Nhị Khê.

Tháng 8 năm 1400 (Canh Thìn), nhà Hồ mở khoa thi, ngài đã thi đổ Thái Học Sinh (Tiến Sỉ), đứng đầu bảng Ất (thứ 4 toàn khoa). Năm 1406, ngài được bổ làm Ngự Sử Đài Chánh Chưởng (chức quan chuyên việc giữ gìn phong hóa phép độ, ngăn ngừa kẻ dở, cất nhắc người hay).

Nhà Hồ trị vì được 7 năm thì bị Nhà Minh (Trung Quốc) xâm lược. Họ Hồ cùng nhiều triều thần bị bắt làm tù binh đưa về Trung Quốc, trong đó có cha là ngài Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi và em là Nguyễn Phi Hùng đi theo phụng dưỡng cha, nhưng cha Nguyễn Phi Khanh khuyên ngài nên trở về phục thù và báo hiếu cho cha. Nghe theo lời cha dặn, ngài để em theo cha, còn ngài  tìm đường trở về Đồng Quan thì bị bắt giam lỏng tại đây (năm 1407 năm Đinh Hợi). Năm 1408, ngài mưu thoát và năm 1416, ngài xuất hiện ở Lam Sơn, gặp Lê Lợi dâng Bình Ngô Sách. Với cương vị Tuyên Phụng Đại Phu Hàn Lâm Thừa Chỉ (chuyên soạn các bài chế cáo), Ngài đã giúp Lê Lợi xây dựng một đường lối chíng trị quân sự đứng đắn, dẫn đến chiến thắng vào năm 1427, làm cho quân Minh tan rã. Kết thúc thắng lợi sau 10 năm kháng chiến.

Kháng chiến chống Minh thành công, Lê Lợi xếp Ngài vào hàng Khai Quốc Công Thần, cho đổi sang họ vua (họ Lê). Năm 1427, giữ chức Nhập Nội Hành Khiển kiêm Lại Bộ Thượng Thư, tước Quan Phục Hầu (Thượng Thư Bộ Lại chuyên giữ công việc quan tước như chọn, bổ, xét hạch, thăng giáng, chức Nhập Nội Hành Khiển chuyên việc ban định về pháp lệnh tự quân, trị dân kiêm coi việc Viện Khu Mật, tham gia bàn bạc công việc triều chính.

Nhưng, do bị bọn gian thần gièm pha xúi giục, Lê Lợi tức vua Lê Thái Tổ bắt đầu thanh toán những vị lão công thần, giết hại Phạm Văn Xảo, bức Trần Nguyên Hản  phải tự tử rồi bắt giam Nguyễn Trãi. Sau đó ngài được thả và phục hồi chức tước.

Sau khi Lê Lợi mất (1432), ngài được đặt lên địa vị phụ chính, chuyên việc dạy dổ vua trẻ, nhưng lại quá nhỏ tuổi, sự tranh chấp giữa các phe phái trong triều trở nên dữ dội hơn. Năm 1437, trước tình hình đó, ngài đã xin về lưu tại Côn Sơn.

Đến năm 1439, Lê Thái Tông trưởng thành, bắt đầu củng cố lại triều đình, cho giết bọn quan thần Lê Sát, Lê Ngân và mời ngài ra giao những vvvviẹc quan trọng. Tháng 3 năm 1442 (Nhâm Tuất), với danh nghĩa Thừa Chỉ Viện Hàn Lâm Quốc Tử Giám, Ngài dược mời làm người khảo duyệt khoa thi tiến sỉ.

Nhưng người có tài thường hay bị ghen ghét, bọn Lê Cảnh Xước, Nguyễn Thúc Huệ ở Nội Mật Viện xứi bọn nội quan là Tạ Thanh phao tin vua Thái Tông có tình ý với Nguyễn Thị Lộ lúc ấy làm lễ nghi học sĩ trong cung vua (Nguyễn Thị Lộ là người thiếp thứ hai của ngài Nguyễn Trãi).

Ngày 7-9-1442 (tức 4-8 âm lịch), vua Lê Thái Tông đi duyệt binh ở Chí Linh về, ghé thăm ngài ở Côn Sơn, sau đó lệnh cho Thị Lộ cùng về Thăng Long. Qua Trại Vãi (tức Lệ Chi viện), nay là xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Nhà vua bị cảm chết đột ngột, bọn gian thần ở triều đình vốn ghét sẵn vợ chồng Nguyễn Trãi-Nguyễn Thị Lộ bèn vu khống âm mưu giết vua và ghép ngài bị tru di tam tộc (họ cha, họ mẹ, họ vợ).

Chính bọn gian thần là phe của bà phi Nguyễn Thị Anh âm mưu giết hại Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi-Nguyễn Thị Lộ để dành ngôi báu cho Băng Cơ (tức Lê Nhân Tông) khỏi rơi vào tay của Tư Thành (tức Lê Thánh Tông), con trai của Lê Thái Tông và Ngô Thị Ngọc Dao mà Tư Thành và mẹ đã được Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cứu thoát khỏi tay Nguyễn Thị Anh. Đó là nguyên nhân sâu xa của vụ án Lệ Chi Viên mà Nguyễn Trãi là nạn nhân với thảm họa tru di tam tộc.

Ngày 19-9-1442 (tức 16-8 năm Nhâm Tuất), Ngài, Nguyễn Thị Lộ cùng một số con cháu trực hệ họ cha, họ mẹ, họ vợ đều bị giết một cách thảm thương. Cũng may còn một số người đã trốn thoát được.

Về gia đình, ngài có hai vợ và hai thiếp. Vợ cả là bà Trần Thị Thành có ba trai là Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng, và Nguyễn Phù. Vợ thứ hai là họ Phùng (không có tên), quê ở Thanh Trì (nay thuộc ngoại thành Hà Nội) có hai con trai là Nguyễn Bản, Nguyễn Tích và hai con gái là Nguyễn Thị Trà, Nguyễn Thị Lương.

Người thiếp thứ nhất là Phạm Thị Mân quê ở Phú Xuyên (nay thuộc Hà Tây) và người thiếp thứ hai là Nguyễn Thị Lộ, quê ở Hải Trìều (nay thuộc Quỳnh Phụ, Thái Bình).

Trong thảm họa tru di tam tộc, một số con cháu, anh em trốn thoát được, trong đó có:

– Nguyễn Ứng (hoặc Dã) bí danh Hồng Lực cùng hai con trai chạy thoát lên vùng Đoan Hùng, rồi lên Lai Châu, đổi ra họ Ngạc nay chưa rõ tông tích.

– Nguyễn Phù (tức Công Duẫn), bí danh Hồng Quỳ, chạy thoát lên Thái Nguyên, rồi lên phía Cao Bằng, dựa vào dòng họ  Bế Khắc Triệu, dân tộc Tày, sau yên ổn mới trở về Gia Miêu Ngoại Trang ở Trung Sơn, Thanh Hóa, nhưng dâú biệt tông tích. Nguyễn Công Duẩn sinh ra Nguyễn Đức Trung làm chức Đìền Chỉ Huy Sứ thời Lê Thánh Tông.

-Người vợ thiếp Nguyễn Thị Mân, khi ngài Nguyễn Trãi bị giết thì bà đi vắng. Lúc đó bà đang mang thai và dắt theo người con gái là Nguyễn Thị Đào. Bà đã trốn nhiều nơi, sinh ra Phạm Anh Võ (sau đổi lại là Nguyễn Anh Võ). Bà đã sang cả Lào, sao yên ổn mới đưa con về Gia Miêu Ngoại Trang.

-Về phía anh em trực hệ, nhiều người chạy thoát được như Nguyễn Túc (anh cả),  Nguyễn Hùng (em út), Nguyễn Nhữ Soạn, Nguyễn Nhữ Trạch (em khác mẹ). Nhờ một số trốn thoát nên hiện nay các chi này đông đủ con cháu hiện nay. Như chi Nguyễn Hùng tức chi Phù Khê (Hà Bắc) có hậu duệ là chi Nguyễn Văn Cừ (tổng bí thư đảng cọng sản Đông Dương).

Vụ án Lê Chi Viên đã mang lại cho dòng họ Nguyễn Hữu một hàm oan mà mãi 22 năm sau (1464), vua Lê Thánh Tôn mới xuống chiếu rửa oan cho Ngài, truy phong cho ngài chức Đặc Tiền Kim Tử Vinh Lộc Đại Phu và cho con ngài là Nguyễn Anh Võ làm tri huyện, rồi cho người sưu tập lại thơ văn của ngài. Ngài còn được truy tặng chức Tán Trù Bá, thái sư Tuệ Quốc Công, Tế Văn Hầu. Đến đời vua Lê Hiễn Tông (1497-1501) truy tặng Nhị Khuê Nguyễn Tướng Quân (Nhị Khuê Hầu), Thái Bảo Khê Quận Công.

Vì thảm hoạ tru di tam tộc, ngài có 6 con trai, chỉ còn 2 người còn sống sót là Nguyễn Công Duẫn và Nguyễn Anh Võ (con út). Dòng họ hiện nay trực hệ là ngài Nguyễn Công Duẫn.

Đời thứ hai Hậu Tổ: (Đời thứ 12 Tiền Tổ)

Hoằng Quốc Công Nguyễn Công Duẫn (Doãn, Chuẩn) , tự là Hồng Quí, sinh ngày 7-7 (không rõ năm). Ông đã từng cùng cha (ngài Nguyễn Trãi) tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ngài có biệt danh Hổ Đầu Tướng Quân. Khi chống nhau với tướng giặc Minh Mộc Thanh (1429) thăng chức Phụng Trực Đại Phu Đô Đốc Kiểm Sự. Tặng phong Thái Úy Hoàng Quốc Công, Thụy Bảo Toàn.

Vợ là bà Mai Thị Áng, hiệu Từ Nhan. Ngài có 6 trai và 3 gái.

Con trưởng Nguyễn Đức Trung. Thứ hai là Nhơn Chánh, chỉ huy sứ Đông Tri, Thụy Bảo Thuần. Thứ ba là Nhữ Hiếu, Kiểm Tổng Tri, Thụy Thường Tâm. Thứ tư là Hữu Lễ, chức Võ Úy. Thứ năm là Như Trác. Thứ sáu là Nguyễn Công Lộ. Ba gái là Nguyễn Thị Phát, Nguyễn Thị Hai, Nguyễn Thị Bê.

Nguyễn Công Lộ  tức Sùng Quốc Công, Thụy Đức Khánh. Nguyễn Như Trác có con là Nguyễn Văn Lựu, Trừng Quốc Công> Thái úy Đà Giang, kinh lược sứ đời Lê Hiển Tông (1497-1504).

Đời thứ ba Hậu Tổ: (Đời thứ 13 Tiền Tổ)

Nguyễn Đức Trung, Trịnh Quốc Công đời Lê Thánh Tôn, mất ngày 22-8-1477 (Đinh Dậu). Tây Quân Tả Đô Đốc, tặng phong Thái Úy Trình Quốc Công, Thụy Minh Nghĩa.

Vợ: Nguyễn Thị Huyền, hiệu Thục Thuận Phu Nhân, sinh được 5 trai và 9 gái.

-Con trưởng: Nguyễn Văn Lang, tự Ngô Lang, tước Nghĩa Quân Vương triều Lê Tương Dực (1510-1516).

-Nguyễn Hữu Vĩnh, Thụy Minh Hiệu Nguyễn Hữu Đô.

-Nguyễn Hữu Thiều, Thụy Chánh Thái Nguyễn Hữu Hồ.

-Nguyễn Hữu Hằng tức Ngọc Huyền vào cung năm 1460 với chức Sùng Nghi. Về sau trở thành chánh Hậu của Lê Thánh Tôn tức Trường Lạc Hoàng Hậu, sinh ra vua Lê Hiển Tông.

-Nguyễn Thị Như, thị Tú, thị Diễm, thị Dư, thị Dung, thị Cửu, thị Tư.

Đời thứ tư Hậu Tổ: (Đời thứ 14 Tiền Tổ)

1. Con trưởng: Nguyễn Văn Lang sinh 3 con trai:

-Nguyễn Hoằng Du, An Hòa Hầu triều Lê Chiêu Tông (1516-1527)

-Nguyễn Hoằng Úy

-Nguyễn Hoằng Phụng.

Dòng này đến đời Nguyễn Thả, không có con nối dõi nên gia phả không có ghi tiếp.

2. Con thứ hai:  Nguyễn Hữu Vĩnh, Hùng Quốc Công.

Đòi 14 có Nguyễn Văn lựu, Trừng Quốc Công, con của ông Nguyễn Như Trác (đời 13).

Kể từ đời 14, dòng họ này có 2 hệ tộc đáng kể là dòng trực hệ Nguyễn Văn Lựu mà những đời kế tiếp là nghành vương, và dòng trực hệ Nguyễn Hữu Vĩnh mà những đời kế tiếp là nghành tướng.

Nghành vương:

-Nguyễn Văn Lựu, Trừng Quốc Công (đời 14).

-Nguyễn Kim (1468-1545), An Thành Hầu (đời 15).

-Nguyễn Hoàng (1600-1613) Chúa Tiên (đời 16).

-Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) Chúa Sãi (đời 17)

-Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) Chúa Thượng (đời 18)

-Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) Chúa Hiền (đời 19)

-Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) Chúa Ngãi (đời 20)

-Nguyễn Phúc Chu (1691-1727) Chúa Minh (đời 21)

Những đời sau kế tiếp cho đến Bảo Đại thoái vị 1945.

Nghành tướng:

-Nguyễn Hữu Vĩnh, Hùng Quốc Công (đời 14).

-Nguyễn Hữu Đạt, tức  Thích, Tùng Nhơn Hầu. (đời 15).

-Nguyễn Hữu Dẫn, Cẩm Hoa Hầu (đời 16).

-Nguyễn Triều Văn, Triều Văn Hầu (đời 17).

-Nguyễn Hữu Dật, Chiêu Vũ Hầu (đời 18).

-Nguyễn Hữu Hào, Hào Lương Hầu (đời 19).

-Nguyễn Hữu Cảnh, Lễ Thành Hầu (đời 20).

-Nguyễn Hữu Tú, Phụ Quốc, Thượng Tướng Quân (đời 21).

Dòng họ Nguyễn Hữu hiện nay trực hệ Ngài Nguyễn Hữu Vĩnh, nên kể từ đời 14, gia phả Nguyễn Hữu chỉ ghi ngài Nguyễn Hữu Vĩnh và những đời kế tiếp cho đến nay.

Ngài Nguyễn Hữu Vĩnh có 6 con trai và 2 gái.

-Trưởng: Nguyễn Hữu Kinh (Như Kinh) Phò Mã Đô Úy An Phúc Hầu, tặng phong Gia quận công lấy công chúa Thọ Mai.

-Thứ hai: Nguyễn Hữu Dực (Rực) húy Mục Trinh.

-Thứ ba: Nguyễn Hữu Diễu tự Đàm, Minh Đạt hay Cháng Danh.

-Thứ tư: Nguyễn Hữu Dịch (theo An Thành Hầu Nguyễn Kim vào Nam đầu thế kỷ 16).

-Thứ năm: Nguyễn Hữu Ký tự Ký, Phú Hòa Hầu.

-Thứ sáu: Nguyễn Hữu Đạt tự Thích, Tùng Nhơn Hầu theo anh Dịch vào Nam.

-Con gái: Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Thị Hồ.

Dòng Nguyễn Hữu theo gia phả nhà ta , trưc hệ ngài Nguyễn Hữu Đạt, nên chỉ ghi tiếp dòng này.

Đời thứ năm Hậu Tổ: (Đời thứ 15 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Đạt tự Đạo hay Thích, Tùng Nhơn Hầu triều Lê Chiêu Tông. Ngài có tài văn võ hơn người nên được giao chức Tây Quân Đại Đô Đốc Phủ, Tả Đại Đô Đốc Tùng Nhơn Hầu (hay Tùng Dương Hầu). Đương thời nhà Lê bị nhà Mạc soán ngôi, ngài mưu đồ diệt nhà Mạc không thành. Ngày 17-4 (không rõ năm), Ngài đem quyến thuộc đến lánh nạn ở Sơn hưng, trấn An Châu, Thiên Trang, thiết lập đồn lũy, chiêu tập binh mã, mưu đồ việc sao. Không may đến ngày 15-7, ngài từ trần, an táng tại Bách Lẫm Sơn.

Ngài có 32 người con, nhưng gặp loạn nhà Mạc phải lánh nạn bị thất lạc, nên chỉ còn 4 trai và 3 gái.

-Nha Phó: Cơ Chưởng Phong Di Dương Tử.

-Hữu Dẫn: Vệ Úy Cẩm Ba Hầu.

-Ông ba: cai cơ Triều Oai Dương Tử.

-Ông Chín: cai cơ Minh Dương Tử.

-Nguyễn Thị Sữu

-Nguyễn Thị Lưu lấy ngaì Đoan Quốc Công sinh chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

-Nguyễn Thị Lâm.

Vợ ngài Nguyễn Hữu Đạt là Nguyễn Thị Chánh hiệu Từ Chánh Phu Nhân.

Đời thứ sáu Hậu Tổ: (Đời thứ 16 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Dẫn hay Nhẫn (con thứ hai của ngài Nguyễn Hữu Đạt ), Vệ Úy Cẩm Hoa Hầu, Đô Chỉ Huy Sứ Trung Phước Huê.

Vợ: Trương Thị Yến, có 2 con trai: Nguyễn Huyền Đức và Nguyễn Triều Văn (Triều Văn Hầu).

Đời thứ bảy Hậu Tổ: (Đời thứ 17 Tiền Tổ)

Nguyễn Triều Văn (Triều Văn Hầu) đời Lê Anh Tông (1536) Đô Chỉ Huy Sứ, Ty Đô Chỉ Huy Sứ, Phó Tướng Chưởng Dinh. Năm 1609, theo chân ông nội vào đàng trong phó chúa Nguyễn Hoàng, chúa Sãi, chúa Thượng.

Trương Thị Ngọc Đinh, Thụy: Từ Liêm phu nhân.

Có 7 trai:

1. Chưởng Cơ Đô An Hầu.

2. Văn Chức Toàn Trung Tu.

3. Thao Lược Hầu.

4. Thuận Đức Hầu.

5. Nguyễn Hữu Dật Tịnh Quốc Công.

6. Dục Đức Hầu.

7. Tuấn Đức Hầu.

Đời thứ tám Hậu Tổ: (Đời thứ 18 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Dật, con thứ năm của ngài Nguyễn Triều Văn. Nguyễn Hữu Dật tức Chiêu Vũ Hầu, con thứ năm của ngài Nguyễn Triều Văn. Chiêu Vũ Hầu là một danh tướng, một lương thần đời Nguyễn Sơ dưới các triều chúa Sãi, chúa Thượng, chúa Hiền. Mẹ là Nguyễn Thĩ Ngõc Đinh, húy là Từ Liêm. Ngài sinh tại Thăng Long, theo cha vào đàng trong năm 1609 lúc ngài mới 6 tuổi.

Năm 16 tuổi, ngài sớm có tài kiêm văn võ, chúa Sãi yêu mến bổ nhiệm chức văn quan trong triều. Ông vốn học sinh đổ rất cao trong khóa thi Hoa Văn để chọn nhân tài (lúc này chưa có khoa Tiến Sĩ). Dần dần Ngài được thăng chức Tham Cơ Vụ được quyền tham dự các việc cơ yếu, cơ mật. Sau này, với trọng trách giám chiến, Ngài là một tướng quốc phò giúp chúa Nguyễn một cách đắc lực. Năm Mậu Tý 1648, được thăng chức Cai Cơ, làm Ký Lục Dinh Bố Chánh. Năm 1650, Ngài bị Tôn Thất Tráng gièm tâu ” Hữu Dật mưu toan trở về Bắc”, nên chúa bắt giam Ngài. Nơi ngục thất, Ngài sáng tác thi tập “Hoa Vân Cáo Thị”. Thi phẩm này với lời văn tha thiết trung hậu đã cảm động lòng chúa nên ngài được tha khỏi tù và lại được sủng mộ hơn trước. Đến mùa xuân Tân Sửu 1661, ngài được thăng Chưởng Cơ, trấn thụ Bố Chánh Dinh. Năm 1664, Ngài được cử làm Chưởng Dinh Kiêm Tiết Chế Đao Lưu Đồn. Mùa xuân năm Tân Dậu (3-1681), Ngài bị bệnh và mất tại nơi đóng quân (Đao lưu đồn, Nam ssông Gianh) thọ 78 tuổi> Chúa truy tặng ông là Tân Trị Tinh Nạn Công Thần Đặc Tấn Phụ Quốc, Thượng Tướng Quân Cẩm Y Vệ, Tả Quân Đô Đốc Chưởng Phủ Sứ Chiêu Quận Công, Thụy là Cần Tiết Lưởng Vỏ Chi Thần.

Khi sinh thời, ngài là người thông minh quảng đại với tấm lòng nhân ái nên được mọi người trọng vọng kính yêu, nên khi ngài mất, nhân dân tôn sưng ngài là phật bồ tát, lập đền thờ tại Xóm Bến, Vạn Xuân (Phong Lộc) gọi là đền Tỉnh Quốc Công.

Do công lao to lớn như vậy nên các triều đại vua kế tiếp đã lần lượt tôn ngài:

– Đời Gia Long năm thứ 4 (1805) ban sắc truy tôn “Thượng Đẳng Tôn Thần”, được tùng tự tại Thái Miếu.

-Đời Gia Long năm thứ 9, Ngài được liệt vào hàng Khai Quốc Công Thần.

-Năm thứ 12 Minh Mạng, Ngài được truy tặng Đặc Tấn Tráng, Vũ tướng quân Hữu Quân, Đô Thống Phủ, Chưởng Phụ Sự Thái Phó đổi thụy lại là Nghi Vũ phong tướng Tĩnh Quốc Công, tùng tự ở Miếu Đình, đến năm Minh Mạng 16, tùng tự ở Võ Miếu. Hiện nay còn một đền thờ Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật tại khuôn viên phủ Phước Yên (Dinh chúa Nguyễn cũ 1726-1736) gần sông Bồ cách Huế khoảng 20 km.

Ngài có 3 phu nhân sinh được 4 trai 2 gái.

– Chánh thất: Tống Thị Phận.

– Thứ phu nhân: Phạm Thị Hồng

– Tam phu nhân: Nguyễn Thị Thiêm. Bà này sinh 4 trai:

+ Trưởng: Nguyễn Hữu Hào, Hào Lương Hầu, tự Nguyễn Hữu Bảng, Chưởng Cơ.

+ Con thứ hai: Trung Thắng Hầu, Chưởng Cai Kỳ, có 6 con trai.

+ Con thứ ba: Nguyễn Hữu Cảnh, Lễ Thành Hầu.

+ Con thứ tư: Tín Đức Hầu Nguyễn Hữu Khắc, Trấn Phủ. Tráng Liệt Công Thần, Đặc Tấn Khai Phủ Phụ Quốc, Chưởng Doanh, Thượng Tướng Công Cẩm Y Vệ. Tả Đại Đô Đốc Phủ. Chưởng Phụ Sự, tặng Nguyên Phụ Tín Tướng Công.

Ngoài ra, ngài còn có bà thiếp tên Lê Thị Lựu, gia phả ghi Trương Thị Ban, sinh được 8 trai trong đó có Dũng Đức Hầu Nguyễn Hữu Dũng và Trương Tài Hầu Nguyễn Hữu Bích.

Trong sử sách cũng như gia phả chỉ ghi rõ 2 con của Ngài Nguyễn Hữu Dật đã kế thừa sự nghiệp của Ngài làm rạng ngời lịch sử và dòng họ. Đó là trưởng nam Nguyễn Hữu Hào và con thứ ba là Nguyễn Hữu Cảnh.

Đời thứ chín Hậu Tổ: (Đời thứ 19 Tiền Tổ)

1. Nguyễn Hữu Hào : Sinh ngày 10-10-1642 Nhâm Ngọ. Ngài thuộc hàng tướng quốc công thần, trước sau phò 3 chúa: Chúa Hiền, Chúa Ngãi và Chúa Minh.

Dưới triều Chúa Ngãi (1687-1691), ngài là một danh thần với chức tước Hậu Công Thần Đặc Trấn Khai Phủ. Chưởng Phủ Sự Hữu Thống Ký.

Đến triều Chúa Minh (1691-1725) ngài mới bước qua lãnh vực thi văn. Ngài đã sáng tác thi tập  “Song tinh bất dạ” dài 2396 câu, một thi phẩm nôm cổ vào thế kỷ 18.

Tháng 8-1690 (Canh Ngọ), vì bất hòa với các tướng, nên các tướng đã gièm tâu Ngài chần chờ làm lỡ cơ hội thắng lớn. Chúa tức giận, tước bỏ quan chức của Ngài, truất làm thứ dân. Khi chúa Ngãi mất (1691), con là Nguyễn Phúc Chu mới 17 tuổi lên nối ngôi, hiệu là chúa Minh. Tháng 8 năm 1691 (Tân Mùi) chúa Minh cho ông phục chức Cai Cơ, coi sũng cơ. Năm 1704, Ngài được bổ nhiệm làm Trấn Thủ Quảng Bình.

Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào có 2 phu nhân:

– Chánh thất: Tống Thị Quý Nương hiệu Từ Tâm.

-Thứ nhất: họ Nguyễn (không rõ tên).

1. Trai trưởng: Thiệu Chánh Hầu, giữ chức Cai Kỳ.

2. Con thứ tư: Khôi Tuấn Hầu Nguyễn Hữu Dung.

Cháu đích tôn là  Nguyễn Hữu Bác giữ chức Khâm Sai Đại Thần đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765).

Ngài mất ngày 27-7-1713 (Quý Tỵ( tại dinh Trấn Võ Xá, thọ 72 tuổi, được phong tặng Vị Quốc Công, hiệu Đôn Hậu thụy là Nhu Từ.

2. Nguyễn Hữu Cảnh : (con thứ ba của Nguyễn Hữu Dật)

Lễ Thanh Hầu Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1680 (Canh Dần) tại Phước Long, xã Chương Tín Phong Lộc, Quảng Bình. Ngài là một kiệt tướng đời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu. Ông mất năm 1700 (Canh Thìn) tại Rạch Gầm, Đình Cữu, Biên Hòa Đồng Nai, thọ 51 tuổi.

Ngài là một bậc khai quốc công thần nên các vua chúa đời sau đều sắc phong tước hiệu để truy tặng cố công thần Nguyễn Hữu Cảnh. Năm thứ 9 đời chúa Minh Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) được rước vào Hữu Tùng Tự, nơi thờ các bậc khai quốc công thần (trong đó có Nguyễn Hữu Dật, đời Minh Mạng, nhà vua truy tặng cố công thần Tráng Võ Tướng Quân Vĩng An Hầu. Năm 1843, vua Thiệu Trị có sắc tặng Thống Xuất Lễ Thành Phủ Quan. Năm 1852, đời Tự Đức truy tặng Thượng Dẳng Thần. Uy danh của ngài còn khiến cho các nhà cầm sau này cũng muốn cơ hội ghi khắc thâm ân đối với vị Tướng Quốc hữu công của đất nước.

Ngài đã được tôn vinh như các nhà sử học đã ghi:”…chỉ với 8 năm (1692-1700), thời gian quá ngắn ngủi, lại là năm cuối đời của ông. Rõ ràng Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã hoàn thành một công trình vĩ đại để dâng hiến cho đất nước và cho con cháu ta mãi sau này, còn nối tiếp được thừa hưởng một gia tài, ngày càng đồ sộ như hiện nay, quả thật là một kỳ công hiếm có trong lịch sử.

Kỳ công khai hóa của Ngài không những được hậu thế tôn vinh nêu danh ngài khắp các vùng lục tỉnh, mà ngài còn được nhân dân truyền tụng nhớ ơn. lập đền thờ nhiều nhất ở miền Nam, kẻ cả người Trung Hoa, Chân Lạp cũng đều trọng vọng kính thờ. Đạc biệt đâu đâu Ngài cũng được tôn làm Thượng Đẳng Thần. Ngay cả miếu cổ ở Nam Vang cũng có sắc thờ “Dương Cảnh Thành Hoàng”.

Quí hóa hơn nữa, người đời sau đã lấy cả chức vụ chưởng cơ (chức vụ này dành riêng cho những người có liên hệ họ hàng với Chúa) để đặt cho xa, Ấp, dòng sông như: cù lao ông Chưởng, dòng ông Chưởng. Nhiều nơi chỉ dùng một chữ ông không thôi như: Dinh Ông, Miếu Ông, Đền Ông…Như vậy, cho chúng ta thấy rõ uy đức khi còn sanh tiền của Ngài sâu đậm đến nỗi lôi cuốn được sự sùng kính nhớ ơn kếo dài trong lòng người suốt 3 thế kỷ nay, và hẳn nhiên sẽ còn lưu truyền mãi mãi về sau.

Riêng về sở học võ công của Ngài xưa kia còn truyền tụng rằng môn võ gia truyền đã tạo cho Ngài một thế đứng vững vàng từ thưở hoa niên. Dần dần Ngài trở thành vị sư tổ đã dày công khai sáng ra một môn phái, đó là Võ Bạch Hổ. Danh Hiệu Bạch Hổ Sơn Quân Phái đã nổi tiếng một thời ở Đàng trong. Ngày nay vẫn còn chi phái hậu duệ của Ngài là lảo sư Nguyễn Hữu Cẩn, 80 tuổi (1992), ở làng Nam Phổ, huyện Phú Vang, Huế. Ông Cẩn vẫn còn bảo lưu được truyền thống võ công, nhất là còn giữ được cuốn võ kinh bằng chữ Hán lẫn chữ Nôm.

Lễ Thanh Hầu Nguyễn Hữu Cảnh có 3 phu nhân:

– Chánh thất: Nguyễn Quí Thơm hiệu Ngọc Yên được gia tặng mệnh phụ Kim Triều Chiêu Dung Ngã Phu.

– Thứ thất nhất: Duyên Phu Nhân họ Nguyễn sinh 2 trai đầu.

-Thứ thất hai: không rõ tên sinh 4 trai 1 gái.

1. Trai trưởng: Nguyễn Hữu Tú, Thanh Nghị Hâù, chức chưởng cơ trấn thủ kiêm Phụ Quốc Thượng Tướng Quân đời chúa Minh.

2. Con thứ hai: Đinh Viễn Hầu.

3. Con thứ ba: Nguyễn Hữu Dung.

4. Con thứ tư: Nguyễn Hữu Lục.

5. Con gái: Nguyễn Thị Nhụy.

Đời thứ mười Hậu Tổ: (Đời thứ 20 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Tú (con trưởng ngài Nguyễn Hữu Cảnh) Sinh ngày 25-9 tại xứ Vương Sỏi, nguồn An Đại Quảng Bình. Phụ Quốc Thượng Tướng Quân. Cẩm Y Vệ, Đô Đốc Chỉ Huy Sứ, Ty Đô Chỉ Huy Sứ, Tham Tướng Chưởng Dinh Thanh Nhị Hầu.

Ngài có 2 bà:

– Chánh Thất: Thanh Nghị Phu Nhân.

– Thứ nhất: Nguyễn Thị Vân.

Con 14 trai và 4 gái.

– Nguyễn hữu Nhuận, Tuần Vũ, Nhuận Đức Hầu.

-Nguyễn Hữu Chất, Trực Nghị Hầu. Ông Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư Thuộc phái này.

– Hữu Xuyên phân phái không rõ lai lịch.

– Tự Đức Hầu, Bình Thuận dinh kham đoán, có 4 trai .

– Thụy An Hầu, Khâm Sai Quảng Nam, Dinh Cai Cơ, có 3 trai.

– Hữu Du, Tuấn Mỹ Hầu, có 4 trai.

– Hữu Khoản có 4 trai.

– Hữu Chức có 2 trai.

– Hữu Thuận không rõ lai lịch.

– Hữu Hoàn, có 1 trai.

– Hữu Quang, có 2 trai.

– Hữu Nhậm.

Gái: Nguyễn Thị Đoan, Thị Ngạn, Thị Đệ, thị Diên.

Ngài Nguyễn Hữu Tú con đông, hầu hết phân phái. Hệ phái chúng ta hiện nay trực hệ Ngài Nguyễn Hữu Quang, có con thứ 12 ngài Nguyễn Hữu Tú, nên giả phả đời 21 chỉ ghi dòng trực hệ mà thôi.

Đời thứ mười một Hậu Tổ: (Đời thứ 21 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Quang (con thứ 12): Trung Thuận Đại Phu, Hồng Lô Tự Khanh.

Vợ: Nguyễn Thị Thụy Phương Ý.

Có 2 con Nguyễn Hữu Châu và Nguyễn Hữu Nghị.

Đời thứ mười hai Hậu Tổ: (Đời thứ 22 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Nghị; Minh Nghĩa Đô Úy Quân Cơ, Trung Thguận Đại Phu Hàn Lâm Viện Thị Độc Học Sĩ.

Vợ Ngyễn Thị Ngọc Tú, Thụy Điểm Nhã.

Ngài có 3 trai:

– Nguyễn Hữu Giám sinh 2 trai, 3 gái, không rõ lai lịch.

– Nguyễn Hữu Từ, phân phái.

– Nguyễn Hữu Luận.

Đời thứ mười ba Hậu Tổ: (Đời thứ 23 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Luận con thứ ba Ngài Nguyễn Hữu Nghị. Ngài là Kiệt Trung Tướng Quân, Cẩm Binh Vệ Úy Luận Đức Hầu, Thụy Cương Túc, gia tặng Gia Nghị Đại Phu, Hàn Lâm Viện Chưởng Viện Học Sĩ.

Vợ bà Tống Thị Cân, Chánh Tam Phẩm Lệnh Nhơn, Thụy Gia Trưng.

Ngài có 3 trai 2 gái.

– Nguyễn Hữu Thập không con.

– Nguyễn Hữu Ngôn không con.

– Nguyễn Hữu Huy, Huy Quang Hầu.

– Nguyễn Thị Điền, Tấn Vi Cung Tân, Sanh Dức Diên Khánh Vương, gia phong Chiêu Nghi.

– Nguyễn Thị Nghĩa.

Đời thứ mười bốn Hậu Tổ: (Đời thứ 24 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Huy (con thứ ba Ngài Nguyễn Hữu Luận), Võ Công Đô Úy Huy Quang Hầu, tặng Tư Trị Đại Phu, Lễ Bộ Thượng Thư, Thụy Trang Khương.

Vợ chánh: Tôn Nữ Ngọc Hòa, Chánh Nhị Phẩm phu nhân, Thụy Huy Thuận.

Bà thứ: Lê Thị Ân Chánh, Tam Phẩm Phu Nhân.

Ngài có 11 trai và 11 gái:

Nguyễn Hữu Tuyên, Nguyễn Hữu Giảng, Nguyễn Hữu Dục, Nguyễn Hữu Phương, Nguyễn Hữu Danh, Nguyễn Hữu Vĩnh, Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Hữu Tháo, Nguyễn Hữu Tri.

Nguyễn Thị Miên, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Chức, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Thị Phàn, Nguyễn Thị Cự, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Thú, Nguyễn Thị Tiêu, Nguyễn Thị Các.

Đời thứ mười lăm Hậu Tổ: (Đời thứ 25 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Độ, cử nhân khoa Đinh Mảo, con thứ 8 Ngài Nguyễn Hữu Huy. Sinh năm 1813 (Quý Tỵ), mất giờ Dần ngày 16 tháng 11 Mậu Tý (1888). Đặc Tấn Vĩng Lộc Đại PhuThương Trụ Quốc, Bảo Quốc Huân Thần. Thái Sư, Cần Chánh Đại Học Sĩ, sung Bắc Kỳ Kinh Lược Sứ, Vĩnh Lại Quận Công, Tăng Vĩnh Quốc Công Hiệu Huy Bùi, Thụy Văn Nghi.

Vợ: ba chánhTrần Thị Lựu, gia tặng cực phẩm Vĩnh Quốc Công phu nhân, Thụy Phu Thuận, con ông Lễ bộ thị lang. Quê ấp Thủy An, Phú Lộc, Thừa Thiên. Mất giờ Thìn ngày 24-4 năm Thành Thái 10.

Ba thứ: bà Trần Thị Thảo, quê Diên Khánh, Nam Bình, tam phẩm, hiệu Xuân Khuê.

Muốn tìm hiểu thêm hoạt động Ngài Nguyễn Hữu Độ, tìm đọc bộ Tống Khê niên biểu và quyển “lex familles illustries de l’annam’ S. E Nguyễn Hữu Độ.

Ngài có tất cả 17 người con.

Con bà chánh: 5 trai (chết sớm 2) và 4 gái.

– Trưởng: Nguyễn Hữu Lang.

– Nguyễn Hữu Tường sinh 10-3 năm Ất Sửu.

– Nguyễn Hữu Khánh sinh 12-9 Qhý Dậu.

-Nguyễn Thị Hảo sinh 10-3 Nhâm Tuất.

-Nguyễn Hữu Thị Nhàn tự Học Khương, sinh gìờ Ngọ, 1-11 Canh Ngọ. Mất ngày 24-10 năm Bảo Đại thứ 10. Ngày 13-1 Bính Tuất hiệu Đồng Khánh, tấn nhập làm Hoàng Quý Phi. Năm thứ hai, tấn tôn lên làm Hoàng Thái Hậu. Năm thứ 8 gia tăng tôn Khôi Nguyên Hoàng Hậu. Năm Bảo Đại thứ 7, tấn gia tôn Khôn Nguyên Xương Minh Hoàng Thái Hậu, Phụ Thiên Dực Thánh Khôn Nguyên Xương Minh Mục Từ, Quang Hậu, Tráng Tịnh Nhơn Thọ, Thuận Hoàng Hậu.

Con bà chánh: 4 trai (chết sớm 1) và 4 gái (chết sớm 1).

– Nguyễn Hữu Lữ (song sinh) giờ Tuất, 29-2-Ất Dậu, mất tháng 7 -1939. Tri Huyện Hương Thủy, Thừa Thiên, Án Sát tỉnh Bình Định, Thanh Hóa, về tham tri Bộ Lễ, thăng Thượng Thư.

– Nguyễn Hữu Tý (song sinh) giờ Tuất, 29-2-Ất Dậu, phò mã Đô Úy lấy bà Ngọc Lâm Công Chúa con vua Đồng Khánh, Ngự Tiền Văn Hộ Giá, thăng Lễ Bộ Tham Tri, tuần phủ Phú Uyên, Quảng Trị, thăng Thượng Thư. Có 17 con (8 trai 9 gái).

-Nguyễn Hữu Khâm sinh 25-3 Canh Tuất, Phò Mã Đô Úy, Thái Thượng Tự Khanh, lấy công chúa Châu Hoàn con vua Dục Đức. Có 6 con (3 trai 3 gái)

– Nguyễn Thị Thường, chồng Nguyễn Đình Kỷ, cử nhân làng Thuận Vị, Quảng Bình.

– Nguyễn Thị Nga sinh 7-9 Tân Tỵ, năm thành Thái thứ 7 tấn nhập làm Huyền Phi.

– Nguyễn Thị Viên sinh 18-11 Đinh Hợi.

Đời thứ mười sáu Hậu Tổ: (Đời thứ 26 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Lang, con trưởng ngài Nguyễn Hữu Độ sinh giờ Ngọ, ngày 18-7 Kỷ Mùi. Dực Vận Công Thành, Thái Thường Tự Khanh, tấn phong Phổ Lại Tử, hiệu Bá Đài, tự Thuần Hiếu, mất ngày 10-8 Đinh Hợi.

Vợ Tôn Nữ Thị Sách, sinh 1 trai 3 gái. Ngày 15-8 năm Đồng Khánh thứ hai, trung thọ Hàn Lâm Viện Thị Độc.

Nguyễn Hữu Đình.

Nguyễn Thị Tân, sinh 14-9 năm Quí Mùi.

Nguyễn Thị Diệu sinh 11-11 Bính Tuất, chồng Bùi Quang Túy ở Nam Phổ, Phú Vang Thừa Thiên.

Nguyễn Thị Anh sinh 22-10 Đinh Hợi.

Đời thứ mười bảy Hậu Tổ: (Đời thứ 27 Tiền Tổ)

Nguyễn Hữu Đình con trưởng Ngài Nguyễn Hữu Lang sinh giờ Thìn ngày 17-5 Canh Thìn, mất ngày 18-10 Canh Tuất. Hàn Lâm Viện Thị Học Giảng Sĩ,  Vĩnh Lại Bá Triều Liệt Đại Phu, Thụy Đoan Lưong, Tự Mạnh Thục.

Vợ chánh: Tôn Nữ Nhuận Đức, hiệu Quí Dư, sinh 1 trai 2 gái mất 3-7 năm Nhâm Dần.

Vợ thứ: Bùi Thị Huệ mất ngày 13-2 năm Kỷ Dậu, thọ 89 tuổi, quê Nam Phổ, Thừa Thiên. Con 2 trai và 5 gái.

-Trưởng: Nguyễn Hữu Đồng (con bà chánh), Hồng Lô tự Khanh, sinh ngày 16-5 Tân Sữu, mất ngày 15-10 năm Nhâm Tý (20-11-1972).

Vợ: Nguyễn Thị Phán, con gái Tri Phủ Nguyễn Chuẩn, quán Đông Xuyên Quảng Điền, Thừa Thiên. Mất ngày 12-7 Đinh Dậu. Có 4 trai và 7 gái.

-Con thứ hai: Nguyễn Hữu Song (con bà thứ).

-Con thứ ba: Nguyễn Hữu Đáng (con bà thứ).

Con gái gồm có:

– Nguyễn Thị Đóa: sinh 29-7 Mậu Tuất mất ngày 24-8 Bính Thìn.

-Nguyễn Thị Từ, sinh 26-7 Giáp Thìn.

-Nguyễn Thị Dung, chồng Nguyễn Ngọc Ngoạn, xã Bình Nhơn, tỉnh Hưng Yên. Có các con hiện ở Hà Nội (Nguyễn Ngọc Trân, Nguyễn Ngọc Hương, Nguyễn Ngọc Cảnh).

-Nguyễn Thị Như sinh ngày 27-11 Canh Tuất. Chồng Tôn Thất Viên, Hàn Lâm Viện Trước Tác, Thái Y Viện, Hữu Viện Phán. Có 2 gái, chết 1 còn 1, hiện đang ở Atlanta, USA tên Tôn Nữ Kim Chi.

Đời thứ mười tám Hậu Tổ: (Đời thứ 28 Tiền Tổ)

1. Nguyễn Hữu Đồng : Hồng Lô Tự Khanh. Có 4 trai (1 chết sớm) và 3 gái.

-Nguyễn Hữu Lẫm (chết). Vợ: Vũ Thị Oanh. Có 2 trai là Nguyễn Hữu Nam Dương và Nguyễn Hữu Bảo Phương.

-Nguyễn Hữu Tòa (chết). Vợ: Đặng Thị Ngọc Di. Có 3 trai và 1 gái: Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Hồng Kỳ, Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Thị Hồng Nga. Hiện ở tại Kim Long, Huế.

-Nguyễn Thị Nở (không rõ lai lịch).

-Nguyễn Hữu Thị Chánh tức Chinh, tức Kim Quy, hiện ở tại Houston, USA. Chồng là Bửu Trí (đã mất), nguyên phó Tổng Giám Đốc Trung Tiểu Học Bộ giáo dục Việt Nam Cọng Hòa. Có 3 trai là:

+ Vĩnh Bình, Kiến Trúc Sư, ở Philadelphia.

+ Vĩnh Bửu, ở Houston.

+ Vĩnh Nguyên, ở Canada.

+ Công Huyền Tôn Nữ  Kim Ngân, ở Washington, USA

+ Công Huyền Tôn Nữ  Kim Thánh, ở Chicago, USA.

-Nguyễn Thị Mão, không rõ lai lịch.

-Nguyễn Thị Tánh (tức Kim Thoa) chồng Bử Chức, đều chết. Có 3 trai, 1 gái, đều ở Vancouver, Canada. Các con:

+ Vĩnh Lập.

+ Vĩnh Đệ,

+ Vĩnh Thành.

+ Công Huyền Tôn Nữ Kim Thùy.

-Nguyễn Thị Hy (tức Kim Giao), chồng là Lê Văn Sáu đều đã chết. Có một con trai là Lê Đình Thảo.

-Nguyễn Thị Thành: không rõ lai lịch.

-Nguyễn Thị Thông: không rõ lai lịch.

-Nguyễn Hữu Tri, Tulsa, Oklahoma. Có 1 trai và 1 gái lá Nguyễn Thị Quỳnh Lan và Nguyễn Hữu An.

-Nguyễn Thị Châu (con bà kế) ở Nevada, USA.

2. Nguyễn Hữu Song : Hàn Lâm Viện Trước Tác, Ngũ Đẳng Thị Vệ. Có 5 vợ: Tôn Nữ Thị Nhuận, Công Tằn Tôn Nữ Thị Hương, Nguyễn Thị Tiếu, Nguyện Thị Sâm, Nguyễn Thị Phú. Có 14 con (6 trai, 8 gái)

-Nguyễn Hữu Nhơn.

-Nguyễn Hữu Ứng ở Cam Ranh.

-Nguyễn Hữu Bằng ở Houston, USA.

-Nguyễn Hữu Sơn ở Vignia, USA.

-Nguyễn Hữu Sung ở Houston, USA

-Nguyễn Hữu Soạn ở Houston, USA

-Nguyễn Thị Cẩm Nhung ở Sài Gòn.

-Nguyễn Thị Thu Ba ở Huế.

-Nguyễn Thị Kim Soan, chồng là Nguyễn Văn Bé, Thiếu Tá ở Houston, USA

-Nguyễn Thị Sen, ở Houston, USA.

-Nguyễn Thị Soa, Thị Suyền ở Nha Trang.

3. Nguyễn Hữu Đáng : Hàn Lâm Viện Trước Tác, sinh giờ Mùi, ngày 23-6 Mậu Thân, mất ngày 22-9 năm Thìn (1989) tại Ấp Bảo Vinh A, Xuân Vinh, Xuân Lộc Tỉnh Đồng Nai.

Vợ: Nguyễn Thị Tự: sinh ngày 25-9-1911 tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Có 5 trai 3 gái:

+ Nguyễn Hữu Thứ, trưởng sinh ngày 25-4-1933. Vợ: Võ Diệu Ấn. Có 5 trai và 3 gái hiện ở Việt Nam.

+ Nguyễn Hữu Am sinh ngày 22-10-1934, giấy khai sinh là 27-12-1934, Giáp Tuất. Có 4 trai và 2 gái. Vợ Trần Thị A Trang. Ở USA.

+ Nguyễn Hữu Châu sinh ngày 10-10-1939. Vợ Tống Thị Tuyết Phương có 1 trai 3 gái. Ở Tulsa, Oklahoma.

+ Nguyễn Hữu Trang sinh ngày 7-1-1945 mất ngày 15-5-1965.

+ Nguyễn Hữu Long sinh ngày 7-1-1952, vợ Nguyễn Thị Lang có 1 trai 1 gái ở Sài Gòn.

+ Nguyễn Thị Ánh Tuyết sinh ngày 20-12-1944 chồng Nguyễn Văn Miên chết năm 1975. Có 3 trai 3 gái ở Việt Nam.

+ Nguyễn Thị Kim Liên sinh ngày 8-6-1946, chồng là Mai Văn Sách, có 1 trai 2 gái (1 gái Mai Thị Quỳnh Như ở Tulsă, USA).

+ Nguyễn Thị Cúc sinh ngày 20-10-1947, chồng là Lê Kim Nhạn, Thiếu Tá, có 3 con trai hiện ở tại Tulsa, Oklahoma USA.

DÒNG HỌ NGUYỄN HỮU TRƯỚC THỜI CUỘC

Đến hết đời 28 (tức đời 18 Hậu Tổ), con cháu càng ngày càng đông, phân tán đi các nơi, nhất là sau biến cố 30-4-1975, một số đã sinh sống nước ngoài, một số con cháu Nguyễn Hữu là công chức và sĩ quanQuân Lực Việt Nam Cọng Hòa sau khi được thả tự do đã được theo chương trình HO đến Hoa Kỳ. Một số khác vượt biên tại nhiều nước trên thế giới như Úc, Canada, Pháp v.v…

Do đó, dòng họ Nguyễn Hữu bắt buộc phải lật qua trang sử mới. Đây là một bước ngoặc lớn của lịch sử và của dòng họ. Các hệ phái phải phân chia thành nhiều nhánh.

Như vậy thế hệ thứ nhất là đời 29 kể từ Tiền Tổ Nguyễn Bặc và đời 19 kể từ Hậu Tổ Nguyễn Trãi.

Ngài Nguyễn Hữu Độ đã nhắc nhở “Nhà co phổ như nước có Sử”. Tuân theo lời di huấn của tổ tiên, tôi đã nghiên cứu, sưu tập nhiều tài liệu để hệ thống hóa dòng họ Nguyễn Hữu từ thời Tiền Tổ Nguyễn Bặc (904-979) đến Hậu Tổ Nguyễn Trãi (1380-1442) chuyển qua đời Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700), đến đời 25 Nguyễn Hữu Độ (1813-1888) cho đến nay.

DÒNG HỌ NGUYỄN HỮU TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ

So Sánh gia phả dòng họ Nguyễn Hữu do ngài Nguyễn Hữu Độ ghi và tài liệu lịch sử, ta thấy có chút sai biệt. Theo gia phả của chúng ta thì kể từ Ngài thủy tổ Nguyễn Tổ, kế tiếp đời 1 là Nguyễn Sùng (Thái Sư), và đời 2 là Nguyễn Nghĩa (Thái Sư triều Lê), đời 3 là Nguyễn Doãn. Nhưng theo tài liệu lịch sử kết hợp gia phả Nguyễn Đại Tông, thì kế tiếp đời Nguyễn Trãi là Nguyễn Công Duẫn (tức Doãn), còn ngài Nguyễn Sùng là con của ngài Du Cần Vương Nguyễn Minh Du, em ngài Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh), và Nguyễn Nghĩa là con Nguyễn Sùng. Chi tiết này có phần hợp lý hơn, vì qua vụ án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, một số anh em, vợ con trốn thoát lưu lạc khắp nơi, một số đổi tên họkhông còn rõ tông tích, chỉ còn duy nhất 2 con là Nguyễn Công Duẫn và Nguyễn Anh Võ.

Thời đó, ai sống sót được thì lo che dấu mọi quan hệ thân tộc. Về gia phả chép sai đã đành, nhiều nơi còn dùng sáp ong bôi lên gia phả rồi chôn dấu theo mồ mả của cha ông. Cho nên về sau phần đông các phả hệ nhiều chi phái vãn để nguyên sự sai sót chuyển đổi cố ý của tiền nhân nên sau này có lệch lạc một số phả hệ dòng họ Nguyễn. Từ đời ngài Nguyễn Phi Khanh đến đời Nguyễn Trãi trong phả khởi nguyên đường có ghi: “Từ vụ án Lệ Chi Viên, để giữ bí mật của dòng họ Nguyễn Trãi, nên mỗi khi viết tộc phả, từng chi phải tùy tiện chép sai, cố tinh2 ghi sai lạc cả thế thứ, thậm chí có nhiều chi còn ém gia phả không ghi chép tiếp nữa, hoặc nhiều nghành đã bôi hẳn tên Nguyễn Ứng Long và Nguyễn Trãi hoặc lấy tên tổ khác điền vào.

Dòng họ ta hiện nay trực hệ ngài Nguyễn Công Duẫn, còn Nguyễn Anh Võ còn rất nhiều ở làng Nhị Khê, Hà Đông. Ngoài sự sai biệt trên, phần sau của gia phả ta phù hợp với nhiều tài liệu khác.

Nguyên cứu về nguồn gốc và quê quán, thì tổ tông của dòng họ Nguyễn Hữu gốc ở Ninh Bình, đến Sơn Nam, Thanh Hóa. Trải qua nhiều đời sau đã sinh sống ở Chí Ngại, Hải Dương (nay thuộc huyện Chí Linh, Hải Hưng). Đến đời nhài Nguyễn Minh Du (ông nội của ngài Nguyễn Trãi) dời đến làng Nhị Khê, huyện Thương Phúc (nay xã Nhị Khê, Hà Tây). Khi ngài Nguyễn Trãi bị họa tru di tam tộc, con cháu còn sống sót phải mai danh ẩn tích, phiêu dạt khắp nơi. Ngay những nơi xa xôi hẻo lánh như vùng Cao Bằng, Lạng Sơn hiện nay vẫn còn hậu duệ manh họ Bế. Dông Đảo nhất là miền Hà Đông, Thăng Long, Thiên Trường, Gia Miêu Ngoại Trang (Thanh Hóa) và Quảng Bình.

Việc dòng họ Nguyễn di chuyển vào Gia Miêu Ngoại Trang đã thành thơ truyền tụng trong dân ggian thời Trịnh Nguyễn.

“Huyện Tống Sơn đất lành chim đậu,

Làng Gia MIêu chiến hữu tùng cư”

Hiện từ đường khởi tổ Nguyễn Bặc ở Gia Miêu Ngoại Trang, Tống Sơn, Thanh Hóa vẫn còn bức Hoành Phi ghi 3 chữ “Khởi Nguyên Đường” (Từ dường khởi đầu họ Nguyễn). Hai bên cung nghiêm có 2 câu đối đáng dấu việc thiên cư Tộc Nguyễn từ Đại Hữu, Ninh Bình đến Gia Miêu, Thanh Hóa:

“Duệ xuất Gia Miêu Vương Tích Hiển

Khách lư Đại Hữu Tướng Môn Quang”

(Cưả tướng phúc đầy thôn Đại Hữu

Dòng Vương nối tiếp đất Gia Miêu)

Vào thế kỷ 16, dòng Nguyễn Hữu có tổ Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Hữu Dịch (đời 15) đã theo Nghĩa Huân Vương Nguyễn Văn Lang và An Thành Hầu Nguyễn Kim vào đàng trong. Đến đời Nguyễn Triều Văn vì bất mãn với chúa Trịnh nên đã cùng gia đìnnh di chuyển theo chúa Nguyễn vào đàng Trong (1609), và dịnh cư tại huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Từ đó, gia tộc dòng Nguyễn Hữu đã sinh sôi nảy nở không những chỉ ở Quảng Bình mà là khắp mọi nơi, từ Quảng Trị, Huế đến tận miền Nam. Vào năm 1698, thời kỳ ngài Nguyễn Hữu Cảnh (đời 19), dòng họ Nguyễn Hữu đã theo bước chân khai phá của các bậc tiền nhân vào tận đàng Trong (Sài Gòn Bến Nghé). Nay dòng họ Nguyễn Hữu đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhất là ở Uc, Canada, Pháp, Mỹ.

Qua sử liệu đã ghi chép xác nhận rằng: “Dòng Nguyễn Hữu đã sản sinh nhiều bậc danh nhân dũng tướng cho đất nước. Những nhà nghiên cứu về sử học đã nhận xét: “…quả là một dòng họ có sức sống phi thường, từ cái gốc Gia Miêu (Thanh Hóa) mà lan ra khắp nước, có con cháu giữ những chức vụ cao về văn võ trong nhiều triều đại, Đặc biệt đấy cũng là một dòng họ có con cháu trở thành những văn hào, thi hào nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta từ xưa tới nay”.

Điển hình như:

Thời Tiền Tổ có:

– Ngài Nguyễn Bặc, Đinh Quốc Công, Công Thần Khai Quốc Nguyên Huân, thời Đinh Tiên Hoàng, có công dẹp loạn 12 sứ quân.

– Nguyễn Nạp Hòa Bình Nam Đại Tướng Quân triều thần từ 1314-1377.

– Nguyễn Thuyên tức Hàn Thuyên, Binh Bộ Thượng Thư, thuộc dòng Nguyễn Phúc Lịch, cháu nội ngài Nguyễn Bặc.

Thời Hậu Tổ:

Tính từ ngài Nguyễn Trãi (1380) đến Nguyễn Hữu Cảnh (1650) dược 270 năm tiếp nối qua 9 thế hệ, phần đông làm quan dưới triều Lê đều có công to danh lớn, nhưng đến 3 thế hệ từ Nguyễn Triều Văn, Ngiuyễn Hữu Dật đến Nguyễn Hữu Cảnh đã lập nên nhiều ccông nghiệp thật kỳ vĩ ở miền Nam cuối thế kỷ 17. Nổi bật là:

– Nguyễn Trãi, theo phó tiến sĩ Hồ Sĩ Hiệp thì “Nguyễn Trãi trước hết là một anh hùng dân tộc,một con người chân chính, dũng cảm, đã phấn đấu suốt cuộc đời mình cho sự nghiệp độc lập và giài mạnh của đất nước. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà văn hóa lớn với những cống hiến xuất sắc về nhiều phương diện: tư tưởng thiên tài về chính trị, về quân sự, về triết học, ý thức tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, quan điểm các dân tộc đều bình đẳng, nhận thức tiến bộ về vai trò của âm nhạc trong đời sống, những đóng góp về địa lý học v.v… Đặc biệt Nguyễn Trãi cũng là một trong những nhà văn ưu tú bậc nhất của lịch sử văn học Việt Nam, một đỉnh cao của thé kỷ 15, người kết thúc trên 5 thế kỷ văn học thành văn đầu tiênmà nhiệm vụ trung tâm là tìm về dân tộc”.

Trong tác phẩm “Văn học Việt Nam thế kỷ 10”, tác giả Đinh Gia Khánh đã nhận định:

“Công lao của Nguyễn Trãi trước tiên hết là chỗ tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp cứu nước vĩ đại, là chỗ tham gia tích cực vvào việc xây dựng lại đất nước sau ngày giải phóng”.

Công lao của Nguyễn Trãi laị còn ở chỗ nêu cao được những bài học yêu nước , yê dân, dũng cảm chiến đấu cho đại nghĩa đến chết mới thôi. Những tình cảm vĩ đại và đức tính cao quí ấ đã thuộc vào truyền thống  của dân tộc mà chúng ta phải luôn luôn phát huy”.

THeo phó tiến sĩ Võ Xuân Đàm:” Trong lịch sử Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhân vật có tư tưởng nhân dân cao quí nhất. Nhân Nghĩa ở Nguyễn Trãi là nguồn gốc của sức mạnh, làm cho lòng người xúc động, tin tưởng tham gia vào sự nghiệp cứu nước và dựng nước”.

Nhân kỷ niệm sinh nhật 600 năm  (1980), Nguyễn Trãi đã được Liên Hiệp Qu61c vinh danh là Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới.

Theo tạp chí Europe (Châu Âu) số 5-1980, ông Mata Moban Tổng Giám Đốc UNESCO nhận định:

“Nhân nghĩa đó đã làm cho những quan điểm của ông trở nên đặc sắc, Nguyễn Trãi đã sớm hiểu dân, thương dân và luôn luôn quan tâm đến những lo lắng của dân. Nguyễn Trãi hết sức kính trọng khả năng sáng tạo của dân, ông thường so sánh khả năng ấy với sức mạnh chở thuyền và lật thuyền của nước…Sáu trăm năm sau, sự thao thức của con người hành động  và nhà thơ Nguyễn Trãi cũng là sự thao thức của tất cả những ai yêu tha thiết nhân nghĩa trên trái đất này.

– Nguyễn Hữu Dật Chiêu Vũ Hầu (1603-1681) (1603-1681) Ngài đã dược các nhà sử học ghi nhận là: có tinh thần trung quốc và tấm lòng nhân hậu, cùng với thi phẩm “Hoa Vân Cáo Thị” vẫn sáng mãi trong sử xanh và ngời sáng trong mai hậu.

– Nguyễn Hữu Hào. Hào Lương Hầu (1642-1713). Ngài là một danh tướng, đồng thời là một thi hào với thi phẩm diễn Nôm “Song Tinh Bất Dạ” như là ánh đuốc rực sáng trên đàn Đại Việt đầu thế kỷ 18.

– Nguyễn Hữu Cảnh tức Kính Lễ Thành Hầu  (1650-1700). Ngài đã có công trong cuộc khai sáng miền Nam nước Việt cuối thế kỷ 17 sử sách đã ghi: “Ngài là một một nhân vật lịch sư, có công lớn với tổ quốc. Là bậc tiên phong trong công cuộc mở mang miền Nam, ông xứng đáng được muôn đời sùng kính và ngưỡng vọng.”

– Nguyễn Hữu Độ, phụ chánh Đại Thần, Thái Sư Vĩnh Lại Quận Công, sung Bắc Kỳ Kinh Lược Sứ (triều Đồng Khánh).

Trên đây là những vị đại công thần, dòng họ còn rất nhiều văn quan làm đến thượng thư, nhiều võ quan làm đến Đại Đô Đốc, Đô Đốc Lãnh Binh v.v..Về văn học thì nổi bật có đại thi hào Nguyễn Du, Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều (trực hệ dòng Nguyễn Lý, đời 11, anh Nguyễn Trãi).

Riêng liên hệ với dòng vương, dòng Nguyễn còn có những vị phò mã, hoàng hậu qua các triều đại như:

– Nguyễn Nộn, Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương lấy công chúa Ngọa Thiềm đời nhà Trần.

– Nguyễn Hữu Tri, phò mã đô úy An Phước Hầu, lấy công chúa Thọ Mai triều Lê.

– Nguyễn Hữu Tý (đời 26) Phò Mã Đô Úy, Quang Lộc Tự Khanh, lấy công chúa Ngọc Lâm, con vua Đồng Khánh.

– Nguyễn Hữu Khâm (đời 26) Phò Mã Đô Úy, Thiếu Thường tự Khanh, lấy công chúa Châu Hoàn, con vua Dục Đức.

– Nguyền Thị Ngọc tức Nguyễn Thị Hằng (con gái thứ 6 ngài Nguyễn Đức Trung (đời 13), Hoàng Hậu Trường Lạc vợ vua Lê Thánh Tông, Mẹ của vua Lê Hiển Tông.

– Nguyễn Thị Lựu con thứ 6 ngài Tùng Dương Hầu Nguyễn Hữu Đạt (đời 15), vợ chúa Tiên Nguyễn Hoàng, mẹ chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên.

– Nguyễn Thị Nga (con thứ 11 ngài Nguyễn Hữu Độ), năm thứ 7 thành Thái, tấn nhập làm Huyền Phi.

– Về mặt đạo đức, theo nhận xét của của các nhà nghiên cứu sử học thì gia tộc Nguyễn Hữu phần đông đều có lòng nhân từ bác ái.

Rõ ràng đây là một điẻm son nổi bật của dòng họ Nguyễn Hữu, trong tất cả mọi hoàn cảnh, trường hợp và thời điểm. Điển hình như:

– Ngài Nguyễn Trãi đã được vua Lê Thánh Tôn khen ngợi qua câu thơ:

“Ức Trai, tâm thượng quang khê tảo (Ức Trai lòng dạ sáng như sao khuê).

– Ngài Nguyễn Hữu Dật đã vang danh là người rất phúc hậu, khi mất ngài được ngài được nhân dân trong vùng tôn vinh là phật tổ bồ tát.

– Ngài Nguyễn Hữu Hào sinh thời cũng rất đạo đức nhân hậu, đến khi mất được chúa Nguyễn tặng danh hiệu “Đôn Hậu Quận Công , Thụy Nhu Từ.

– Ngài Nguyễn Hữu Độ với tâm tư được thẻ hiện qua tấm hoành phi  ghi lại di bút của ngài tại từ đường Vĩnh Quốc Công ở Kim Long Huế.

“Thử thân chỉ vị thương sinh khởi

Tránuy tăng chi xích tử du”

nghĩa là: Thân ta vì dân đen mà phụng sự, phải làm cho con dân ấm no đầy đủ. Ngài đã được tôn thờ tại đền sinh từ 110 phố hàng Bột Hà Nội.

Quả thật, dòng họ Nguyễn Hữu mang một truyền thống trung hậu và nhân từ. Dòng máu cao quí này đã chảy xiết trong huyết quản suốt từ tiền tổ đến  nay.

Như những nhà nghiên cứu sủ học đã nhìn nhận dòng họ dòng họ Nguyễn Hữu đã có một ssức sống phi thường, luôn luôn có một tinh thần đấu tranh tạo nên những sự nghiệp vẻ vang ích quốc lợi dân. Với sự bất khuất tiềm tàng trong dòng máu nên luôn luôn âm ỉ một sự chống đối cường quyền áp bức, do đó trải dài trong quá trình lịch sử, đòng họ Nguyễn Hữu đã trãi qua những bước thăng trầm đáng kể. Ngoài ra, cũng do tài năng xuất chúng nên tổ tiên ta đã bị kẻ đồng liêu ghanh tị, đưa đến những thảm họa đau thương. Kể từ tiền tổ Nguyễn Bặc , dòng họ Nguyễn Hữu đã chịu những hình án vô cùng thảm khốc.

Hình án thứ nhất của chính khởi tổ Nguyễn Bặc vì chống Lê Hoàn.

Hình án thứ hai là tiến sỉ Nguyễn Quốc, binh bộ thượng thư (đời 5), chống nịnh thần đời nhà Lý mà bị giết, thảm họa đến số đông họ hàng.

Hình án thứ ba: Nguyễn Công Luật chống Hồ Quí Ly nen bị giết cùng một số con cháu.

Hìng án thứ tư: la vụ án Lê Chi Viên khiến ngài Ức trai Nguyễn Trãi và cả dòng tộc 3 họ phải tru di tam tộc (họ cha, họ mẹ, họ vợ).

Ngoài ra, cũng có sự dèm pha của nịnh thần mà ngài Nguyễn Hữu Dật bị bắ giam (sau được thả ra) và Nguyễn Hữu Hào bị giáng chức làm thứ dân (sau được phục hồi).

  LỜI KẾT

Qua sự nghiệp vĩ đại của tổ tiên chúng ta trãi dài từ thời tiền tổ Nguyễn Bặc (904) đến nay như đã tổng lược trên, đã đem đến cho chúng ta những bài học vô cùng quí giá sau đây:

– Một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp.

– Một tấm gương sáng ngời trong việc phò vua giữ nước, xây dựng đất nước, mở mang bờ cõi, đem lại sự phồn vinh cho dân tộc.

– Một tấm gương hiếu học, nên đã đào tạo được nhiều nhân tài lỗi lạc, đạt nhiều bằng cấp cao (tiến sĩ, cử nhân)chiếm những địa vị cao, then chốt về văn cũng như võ. (Thái sư, đại tướng đô đốc…)

– Một sự thông minh tuyệt vời, thêm vào sự sáng tạo, sự kiên nhẫn nên đã sản sinh những nhân tài hiếm có, những thi hào nổi tiếng.

– Những tấm gương về sự liêm khiết. Dù là đại công thần, có vị là thân phụ của Thái Hoàng, Thái Hậu, quyền uy trong tay, được thờ trong thái miếu nhà vua, nhưng cuộc sống vẫn không dư dã, lúc chết vẫn không có ngôi mộ nào đồ sộ, với nấm mộ đắp bằng đất bình thường, khiêm tốn.

Tất cả những điều đó là điểm son của dòng họ Nguyễn Hữu. Đó là cái “gen” ưu việt mà con cháu thế hệ sau này có bổn phận và trách nhiệm phải duy trì và phát huy.

Theo gia phả dòng họ Nguyễn Hữu, ngài Vĩng Quốc Công Nguyễn Hữu Độ đã viết:

“Nhà có phổ như nước có sử, họ Nguyễn nhà ta…biết bao trung thần hiếu tử rực rở vẻ vang Quốc sử vẫn còn ghi chép.

Riêng về phần nhà, con cháu vài đời sau thiếu thiện chí không ghi chép rõ tài đức và hành vi cao cả của tiền nhân, thật đáng ngậm ngùi!” .

Cũng theo gia phả, ngài Nguyễn Hữu Đồng đời thứ 28 có viết”

“Tộc phổ, gia phả làm ra để ghi rỏ thế, thứ, hệ thống, sự tích và hành vi cùa các đấng tiền nhân, lưu lại về sau cho con cháu để mắt vào, ưu nên theo, khuyết nên bối bổ, để làm vật báu của gia thế, treo làm đèn sáng cho tổ tông, vậy tôc phổ, không thể không có”

Vậy, con cháu dòng Nguyễn Hữu từ nay về sau có nhiệm vụ phải tiếp tục viết gia phả. Đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày phải luôn luôn  theo tấm gương sáng ngời của tiền nhân đẻ phát huy đạo đức tốt và tài năng xuất chúng để những thế hệ kế tiếp noi theo và hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của dòng họ.

Viết bởi Nguyễn Hữu Am.

Đời thứ 29 năm 2006

Bình luận về bài viết này