VĨNH QUỐC CÔNG PHÒNG

HỘI ĐỒNG DÒNG TỘC NGUYỄN BẶC TOÀN QUỐC
GIA PHẢ

TỘC NGUYỄN HỮU – Thừa Thiên Huế
Lời nói tiêu biểu của học tộc
“Nhà có phổ như nước có sử, họ Nguyễn nhà ta…biết bao trung thần hiếu tử rực rở vẻ vang Quốc sử vẫn còn ghi chép. Riêng về phần nhà, con cháu vài đời sau thiếu thiện chí không ghi chép rõ tài đức và hành vi cao cả của tiền nhân, thật đáng ngậm ngùi!” Di Huấn của Ngài Vĩnh Quốc Công
Ở tại
Kim Long, Huế

Các ngày lễ giỗ:

  • Ngày tế xuân: Tết Nguyên Đán
  • Ngày tế thu: Rằm tháng 7
  • Ngày hội mã: Thanh MinhTổng quan gia phả:
  • Số đời từ thuỷ tổ tới con cháu29
  • Số lượng gia đình: 242
  • Số người: 275Thông tin người quản lý gia phả này:
  • Người làm: Ông Nguyễn Ứng
  • Địa chỉ: Thôn Hòa Diêm, Xã Cam Thịnh Đông
  • Điện thoại: 058-397-8054
  • Email: trimi4400 ở gmail.com

 Xin cảm ơn các quý Thành Viên là Nội Tộc Tông Thân đang sống và làm việc tại: Việt Nam, Hoa Kỳ, Malayxia, Đức, Úc, Canada, Pháp, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Braxin, Trung Quốc, Hungari, Italia, Na Uy, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Thái Lan và Hà Lan… đã ghé thăm và đóng góp ý kiến xây dựng cho trang thông tin điện tử của Dòng Họ Nguyễn Bặc trong suốt thời gian qua. Mong tiếp tục luôn được sự hỗ trợ và đóng góp của quý vị và các quý thành viên trong và ngoài nước. Xin Chân thành cảm ơn!

VIẾT VỀ GIA SỬ CỦA DÒNG HỌ

Nhà có phổ như nước có sử, họ Nguyễn nhà ta từ ngài Thái Sư triều Lê là Nguyễn Trãi trở xuống đến giờ biết bao trung thần hiếu tử, rực rở vẻ vang. Quốc sử còn ghi chép.
Riêng phần nhà, con cháu vài đời sau thiếu thiện chí, không ghi chép rõ ràng tài đức và hành vi cao cả của tiền nhân, thật đáng ngậm ngùi.
Phần con cháu như tôi, cảnh nhà thiếu thuận tiện, muốn xây ngôi nhà to lớn mà một mình khó nổi vỗ tay kêu, nhưng vẫn quyết thành công trong cố gắng, chắc liệt tổ dưới cửu tuyền cũng có chút lương tâm. Tự xét rằng: đạo trời có lúc tối, ắt có lúc sáng, đời người hết lúc bĩ phải có lúc thảnh thơi, nên con đây dám đâu không hết sức đem lại trong muôn một trong nhã ý của các đấng tiền công. Vậy nhân ngày rãnh đem duyệt lại bức đồ xưa, thì không lúc nào mà chẳng nảy ra vài cảm hứng.
Trộm nghĩ rằng: chi nhánh vài đời, mộ phần khó nổi hoàn toàn đúng số, ngày húy kỵ không thể nhớ cùng, tội lỗi ấy nào phải vì ai đó chẳng qua thế đạo xui nên thế.
Hiện giờ phần mộ chỉ nhớ được:
Hiển Tổ Khảo Tỷ và Hiển Khảo Tỷ, bốn ngôi ngày húy kỵ chỉ nhớ được sáu ngày của Tằng Tổ Khảo Tỷ, Tổ Khảo Tỷ, còn bao nhiêu thế hệ trước sau. mong con cháu tiếp tục gia tâm sưu tập cho được hoàn bị để khỏi phụ lòng ta mong muốn.
Lời tựa này viết vào ngày mồng 7 tháng giêng niên hiệu Tự Đức thứ mười một
Lời tựa của ngài Vĩnh Quốc Công

VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ

 

DÒNG HỌ NGUYỄN HỮU TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ
So Sánh gia phả dòng họ Nguyễn Hữu do ngài Nguyễn Hữu Độ ghi và tài liệu lịch sử, ta thấy có chút sai biệt. Theo gia phả của chúng ta thì kể từ Ngài thủy tổ Nguyễn Tổ, kế tiếp đời 1 là Nguyễn Sùng (Thái Sư), và đời 2 là Nguyễn Nghĩa (Thái Sư triều Lê), đời 3 là Nguyễn Doãn. Nhưng theo tài liệu lịch sử kết hợp gia phả Nguyễn Đại Tông, thì kế tiếp đời Nguyễn Trãi là Nguyễn Công Duẫn (tức Doãn), còn ngài Nguyễn Sùng là con của ngài Du Cần Vương Nguyễn Minh Du, em ngài Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh), và Nguyễn Nghĩa là con Nguyễn Sùng. Chi tiết này có phần hợp lý hơn, vì qua vụ án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, một số anh em, vợ con trốn thoát lưu lạc khắp nơi, một số đổi tên họkhông còn rõ tông tích, chỉ còn duy nhất 2 con là Nguyễn Công Duẫn và Nguyễn Anh Võ.
Thời đó, ai sống sót được thì lo che dấu mọi quan hệ thân tộc. Về gia phả chép sai đã đành, nhiều nơi còn dùng sáp ong bôi lên gia phả rồi chôn dấu theo mồ mả của cha ông. Cho nên về sau phần đông các phả hệ nhiều chi phái vãn để nguyên sự sai sót chuyển đổi cố ý của tiền nhân nên sau này có lệch lạc một số phả hệ dòng họ Nguyễn. Từ đời ngài Nguyễn Phi Khanh đến đời Nguyễn Trãi trong phả khởi nguyên đường có ghi: “Từ vụ án Lệ Chi Viên, để giữ bí mật của dòng họ Nguyễn Trãi, nên mỗi khi viết tộc phả, từng chi phải tùy tiện chép sai, cố tinh2 ghi sai lạc cả thế thứ, thậm chí có nhiều chi còn ém gia phả không ghi chép tiếp nữa, hoặc nhiều nghành đã bôi hẳn tên Nguyễn Ứng Long và Nguyễn Trãi hoặc lấy tên tổ khác điền vào.
Dòng họ ta hiện nay trực hệ ngài Nguyễn Công Duẫn, còn Nguyễn Anh Võ còn rất nhiều ở làng Nhị Khê, Hà Đông. Ngoài sự sai biệt trên, phần sau của gia phả ta phù hợp với nhiều tài liệu khác.
Nguyên cứu về nguồn gốc và quê quán, thì tổ tông của dòng họ Nguyễn Hữu gốc ở Ninh Bình, đến Sơn Nam, Thanh Hóa. Trải qua nhiều đời sau đã sinh sống ở Chí Ngại, Hải Dương (nay thuộc huyện Chí Linh, Hải Hưng). Đến đời nhài Nguyễn Minh Du (ông nội của ngài Nguyễn Trãi) dời đến làng Nhị Khê, huyện Thương Phúc (nay xã Nhị Khê, Hà Tây). Khi ngài Nguyễn Trãi bị họa tru di tam tộc, con cháu còn sống sót phải mai danh ẩn tích, phiêu dạt khắp nơi. Ngay những nơi xa xôi hẻo lánh như vùng Cao Bằng, Lạng Sơn hiện nay vẫn còn hậu duệ manh họ Bế. Dông Đảo nhất là miền Hà Đông, Thăng Long, Thiên Trường, Gia Miêu Ngoại Trang (Thanh Hóa) và Quảng Bình.
Việc dòng họ Nguyễn di chuyển vào Gia Miêu Ngoại Trang đã thành thơ truyền tụng trong dân ggian thời Trịnh Nguyễn.
“Huyện Tống Sơn đất lành chim đậu”
Làng Gia MIêu chiến hữu tùng cư”
Hiện từ đường khởi tổ Nguyễn Bặc ở Gia Miêu Ngoại Trang, Tống Sơn, Thanh Hóa vẫn còn bức Hoành Phi ghi 3 chữ “Khởi Nguyên Đường” (Từ dường khởi đầu họ Nguyễn). Hai bên cung nghiêm có 2 câu đối đáng dấu việc thiên cư Tộc Nguyễn từ Đại Hữu, Ninh Bình đến Gia Miêu, Thanh Hóa:
“Duệ xuất Gia Miêu Vương Tích Hiển
Khách lư Đại Hữu Tướng Môn Quang”
(Cưả tướng phúc đầy thôn Đại Hữu
Dòng Vương nối tiếp đất Gia Miêu)
Vào thế kỷ 16, dòng Nguyễn Hữu có tổ Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Hữu Dịch (đời 15) đã theo Nghĩa Huân Vương Nguyễn Văn Lang và An Thành Hầu Nguyễn Kim vào đàng trong. Đến đời Nguyễn Triều Văn vì bất mãn với chúa Trịnh nên đã cùng gia đìnnh di chuyển theo chúa Nguyễn vào đàng Trong (1609), và dịnh cư tại huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Từ đó, gia tộc dòng Nguyễn Hữu đã sinh sôi nảy nở không những chỉ ở Quảng Bình mà là khắp mọi nơi, từ Quảng Trị, Huế đến tận miền Nam. Vào năm 1698, thời kỳ ngài Nguyễn Hữu Cảnh (đời 19), dòng họ Nguyễn Hữu đã theo bước chân khai phá của các bậc tiền nhân vào tận đàng Trong (Sài Gòn Bến Nghé). Nay dòng họ Nguyễn Hữu đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhất là ở Uc, Canada, Pháp, Mỹ.
Qua sử liệu đã ghi chép xác nhận rằng: “Dòng Nguyễn Hữu đã sản sinh nhiều bậc danh nhân dũng tướng cho đất nước. Những nhà nghiên cứu về sử học đã nhận xét: “…quả là một dòng họ có sức sống phi thường, từ cái gốc Gia Miêu (Thanh Hóa) mà lan ra khắp nước, có con cháu giữ những chức vụ cao về văn võ trong nhiều triều đại, Đặc biệt đấy cũng là một dòng họ có con cháu trở thành những văn hào, thi hào nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta từ xưa tới nay”.
Điển hình như:
Thời Tiền Tổ có:
– Ngài Nguyễn Bặc, Đinh Quốc Công, Công Thần Khai Quốc Nguyên Huân, thời Đinh Tiên Hoàng, có công dẹp loạn 12 sứ quân.
– Nguyễn Nạp Hòa Bình Nam Đại Tướng Quân triều thần từ 1314-1377.
– Nguyễn Thuyên tức Hàn Thuyên, Binh Bộ Thượng Thư, thuộc dòng Nguyễn Phúc Lịch, cháu nội ngài Nguyễn Bặc.
Thời Hậu Tổ:
Tính từ ngài Nguyễn Trãi (1380) đến Nguyễn Hữu Cảnh (1650) dược 270 năm tiếp nối qua 9 thế hệ, phần đông làm quan dưới triều Lê đều có công to danh lớn, nhưng đến 3 thế hệ từ Nguyễn Triều Văn, Ngiuyễn Hữu Dật đến Nguyễn Hữu Cảnh đã lập nên nhiều ccông nghiệp thật kỳ vĩ ở miền Nam cuối thế kỷ 17. Nổi bật là:
– Nguyễn Trãi, theo phó tiến sĩ Hồ Sĩ Hiệp thì “Nguyễn Trãi trước hết là một anh hùng dân tộc,một con người chân chính, dũng cảm, đã phấn đấu suốt cuộc đời mình cho sự nghiệp độc lập và giài mạnh của đất nước. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà văn hóa lớn với những cống hiến xuất sắc về nhiều phương diện: tư tưởng thiên tài về chính trị, về quân sự, về triết học, ý thức tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, quan điểm các dân tộc đều bình đẳng, nhận thức tiến bộ về vai trò của âm nhạc trong đời sống, những đóng góp về địa lý học v.v… Đặc biệt Nguyễn Trãi cũng là một trong những nhà văn ưu tú bậc nhất của lịch sử văn học Việt Nam, một đỉnh cao của thé kỷ 15, người kết thúc trên 5 thế kỷ văn học thành văn đầu tiênmà nhiệm vụ trung tâm là tìm về dân tộc”.
Trong tác phẩm “Văn học Việt Nam thế kỷ 10”, tác giả Đinh Gia Khánh đã nhận định:

PHẢ HỆ – PHẢ ĐỒ TOÀN GIA TỘC

1.1 Nguyễn Bặc (Định Quốc Công)
2.1 Nguyễn Đệ (Đô Kiểm Hiệu)
3.1 Nguyễn Viễn (Tả Quốc Công)
4.1 Nguyễn Phụng (Tả Đô Đốc)
5.1 Nguyễn Nộn (Hoài Đạo Hiếu Vũ Vương)
3.1 Nguyễn Long (Đô Chỉ Huy Sứ)
6.2 Nguyễn Thế Tứ (Đô Hiệu Kiểm)
7.1 Nguyễn Nạp Hòa (TảTướng Quân)
8.1 Nguyễn Công Luật (Hữu Kiểm Điểm)
9.1 Nguyễn Minh Du (Du Cần Vương) (đang sưu tra bổ sung phần trực hệ xuống ngài nguyễn công duẩn)
10.1 Nguyễn Ứng Long (Đại Lý Tự Khanh)-Bà họ Nhữ-Trần Thị Thái
11.1 Nguyễn Trãi (Quan Phục Hầu)-Phạm Thị Mẫn-Nguyễn Thị Lộ-Bà họ Phùng-Bà họ Trần-Bà họ Lê
12.1 Nguyễn Công Duẫn (Hoằng Quốc Công)-Mai Thị Áng
13.1 Nguyễn Đức Trung (Trình Quốc Công)-Nguyễn Thị Huyền (Thục Thuận Phu Nhân)
4.1 Nguyễn Văn Lang (Nghĩa Quân Vương)
5.1 Nguyễn Hoằng Du (An Hòa Hầu)
6.1 Nguyễn Hoằng Thái (Khanh Đại Hầu) 
7.1 Nguyễn Hoằng Đinh
8.1 Nguyễn Thả (không có con nối dỏi)
5.2 Nguyễn Hoằng Úy
5.3 Nguyễn Hoằng Phụng
14.2 Nguyễn Hữu Vĩnh (Hằng Quốc Công)-Nguyễn Thị Ngọc
15.1 Nguyễn Hữu Đạt (Tùng Nhơn Hầu)-Nguyễn Thị Chánh
16.1 Nguyễn Hữu Nhẫn-Trương Thị Yến
17.1 Nguyễn Triều Văn-Trương Thị Ngọc
18.1 Nguyễn Hữu Dật-Tống Thị Phân
19.1 Nguyễn Hữu Cảnh-Bà Chánh-Bà Quy-Bà Hưởng
20.1 Nguyễn Hữu Tú-Nguyễn Thị Vân-Thanh Nghị Hân Phu Nhân
21.1 Nguyễn Hữu Quang-Nguyễn Thị??
22.1 Nguyễn Hữu Nghị-Nguyễn Thị Ngọc Tú
23.1 Nguyễn Hữu Luận-Tống Thị Cận
24.1 Nguyễn Hữu Huy-Lê Thị Ân-Tôn Nữ Ngọc Hòa
25.1 Nguyễn Hữu Độ
26.1 Nguyễn Hữu Lang
27.1 Nguyễn Hữu Đình
28.1 Nguyễn Hữu Đồng-Nguyễn Thị Phán
29.1 Nguyễn Thị Nở
29.2 Nguyễn Hữu Lẫm
29.3 Nguyễn Thị Chánh
29.4 Nguyễn Thị Mão
29.5 Nguyễn Hữu Tòa
29.6 Nguyễn Thị Tánh
29.7 Hữu Vô Danh
29.8 Nguyễn Thị Hy
29.9 Nguyễn Thị Hoàng
29.10 Nguyễn Thị Thông
29.11 Nguyễn Hữu Tri
28.2 Nguyễn Hữu Song-Tôn Nữ Thị Nhuận
29.1 Nguyễn Hữu Nhơn
29.2 Nguyễn Hữu Ứng
29.3 Nguyễn Hữu Bằng
29.4 Nguyễn Thị Cẩm Nhung
29.5 Nguyễn Hữu Sơn
29.6 Nguyễn Thị Thu Ba
29.7 Nguyễn Thị Kim Soa
29.8 Nguyễn Thị Kim Loan
29.9 Nguyễn Hữu Sung
29.10 Nguyễn Thị Lê
29.11 Nguyễn Thị Sen
29.12 Nguyễn Hữu Loan
29.13 NguyễnThị Suyền
28.3 Nguyễn Hữu Đáng-Nguyễn Thị Tự
29.1 Nguyễn Hữu Thứ
29.2 Nguyễn Hữu Am
29.3 Nguyễn Hữu Châu
29.4 Nguyễn Hữu Trang
29.5 Nguyễn Hữu Thị Ánh Tuyết
29.6 Nguyễn Thị Kim Liên
29.7 Nguyễn Hữu Thị Kim Cúc
29.8 Nguyễn Hữu Long
26.2 Nguyễn Hữu Tường-Hoàng Thị Phụng
26.3 Nguyễn Hữu Lữ-Trần Thị Trác
26.4 Nguyễn Hữu Tý-Dĩ Ngộ-Ngọc Lâm Công Chúa
27.1 Hữu Vô Danh con Nguyễn Hữu Tý
27.2 Hữu Thị Giai
27.3 Nguyễn Thị Chất
27.4 Nguyễn Hữu Hưu
27.5 Nguyễn Hữu Lai
27.6 Nguyễn Thị Dung
27.7 Nguyễn Thị Lục
27.8 Nguyễn Hữu Quảng-Trần Thị Quý (bà thứ)-Công Tằng Tôn Nữ Thị Xuyến (bà chánh)
28.1 Nguyễn Hữu Lộc
28.2 Nguyễn Hữu Tiến
28.3 Nguyễn Thị Giánh
28.4 Nguyễn Thị Hỗng
28.5 Nguyễn Thị Hường
28.6 Nguyễn Thị Quỳnh Hương
28.7 Nguyễn hữu Long
28.8 Nguyễn Hữu Lân
28.9 Nguyễn Thị Quỳnh Trang
28.10 Nguyễn Thị Quỳnh Nga
27.9 Nguyễn Thị Xuân
27.10 Nguyễn Hữu Tương
27.11 Nguyễn Hữu Kinh
27.12 Nguyễn Hữu Nha
27.13 Nguyễn Thị Diệu
27.14 Nguyễn Thị Yên
27.15 Nguyễn Thị Quân
27.16 Nguyễn Thị Trang
27.17 Nguyễn Hữu Bàn
26.5 Nguyễn Hữu Khâm-Châu Hoàn
26.6 Nguyễn Thị Hảo
26.7 Nguyễn Hữu Thị Nhàn
26.8 Nguyễn Hữu Khánh
26.9 Nguyễn Thị Uyển
26.10 Nguyễn Thị Yên
26.11 Nguyễn Thị Thường
26.12 Nguyễn Thị Nga
26.13 Nguyễn Thị Viên
25.2 Nguyễn Hữu Tuyên
25.3 Nguyễn Hữu Giảng
25.4 Nguyễn Hữu Dục
25.5 Nguyễn Hữu Phương
25.6 Nguyễn Hữu Danh
25.7 Nguyễn Hữu Vạn
25.8 Nguyễn Hữu Vĩnh
25.9 Nguyễn Hữu Tuấn
25.10 Nguyễn Hữu Tháo
25.11 Nguyễn Hữu Tú
25.12 Nguyễn Thị Miên
25.13 Nguyễn Thị Thạnh
25.14 Nguyễn Thị Chức
25.15 Nguyễn Thị Oanh
25.16 Nguyễn Thị Phân
25.17 Nguyễn Thị Cư
25.18 Nguyễn Thị Vân
25.19 Nguyễn Thị Vui
25.20 Nguyễn Thị Thú
25.21 Nguyễn Thị Tiêu
25.22 Nguyễn Thị Các
24.2 Nguyễn Hữu Thập
24.3 Nguyễn Hữu Ngôn
24.4 Nguyễn Thị Điền
24.5 Nguyễn Thị Nghĩa
23.2 Nguyễn Hữu Giám
23.3 Nguyễn Hữu Từ
22.2 Nguyễn Hữu Châu
21.2 Nguyễn Hữu Nhuận
21.3 Nguyễn Hữu Chất
21.4 Nguyễn Hữu Xuyến
21.5 Tư Đức Hầu
21.6 Thụy Ân Hầu
21.7 Nguyễn Hữu Du
21.8 Nguyễn Hữu Khoản
21.9 Nguyễn Hữu Chức
21.10 Nguyễn Hữu Thuận
21.11 Nguyễn Hữu Hoàn
21.12 Nguyễn Hữu Quân
21.13 Nguyễn Hữu Hoan
21.14 Nguyễn Hữu Nhậm
21.15 Nguyễn Thị Đoan
21.16 Nguyễn Thị Ngạn
21.17 Nguyễn Thị Đệ 
21.18 Nguyễn Thị Điên
20.2 Định Viễn Hầu
20.3 Nguyễn Hữu Dung
20.4 Nguyễn Hữu Lục
20.5 Nguyễn Thị Nhụy
20.6 Nguyễn Thị Vô Danh?
19.2 Nguyễn Hữu Hào
19.3 Trung Thắng Hầu
19.4 Nguyễn Hữu Khác
18.2 Chưởng Cơ Đô Tín Hầu
18.3 Văn Chức Toàn Trung Sử
18.4 Đội trưởng Thao Lược Hầu
18.5 Đội trưởng Thuận Đức Hầu
18.6 Đội trưởng Dục Đức Hầu
18.7 Đội trưởng Tuấn Đức Hầu
17.2 Nguyễn Huyền Đức
16.2 Nha Phú
16.3 Ông Ba
16.4 Ông Chín
16.5 Nguyễn Thị Sữu
16.6 Nguyễn Thị Lưu
16.7 Nguyễn Thị Lâm
15.2 Tri Đốc
15.3 Nguyễn Hữu Dực
15.4 Nguyễn Hữu Dịch
15.5 Nguyễn Hữu Kỷ (Phú Hòa Hầu)
14.3 Nguyễn Hữu Độ
14.4 Nguyễn Hữu Thiều
14.5 Nguyễn Hữu Hộ
14.6 Nguyễn Thị Vận
14.7 Nguyễn Thị Ngọc (Hoàng Hậu Trường Lạc)
14.8 Nguyễn Thị Nhu
14.9 Nguyễn Thị Tú
14.10 Nguyễn Thị Diệm
14.11 Nguyễn Thị Dư
14.12 Nguyễn Thị Dung
14.13 Nguyễn Thị Cửu
14.14 Nguyễn Thị Tư
14.15 Nguyễn Công Hộ (Hoàng Quốc Công)
13.2 Nguyễn Nhơn Chánh (Chỉ Huy Sứ)
13.3 Nguyễn Nhữ Hiếu (Kiểm Tổng Tri)
13.4 Nguyễn Hữu Lổ
13.5 Thụy Đức Khánh
13.6 Nguyễn Hữu Lễ (Lễ Khê Hầu)
13.7 Nguyễn Bá Cao (Phổ Quận Công)
13.8 Nguyễn Thị Phát
13.9 Nguyễn Thị Hai
13.10 Nguyễn Thị Ba
13.11 Nguyễn Công Lộ (Sàng Quốc Công)
13.12 Nguyễn Như Trác (Phó Quốc Công)
14.1 Nguyễn Văn Lựu (Trừng Quốc Công)
15.1 Nguyễn Kim (An Thành Hầu)
15.2 Nguyễn Tùng Thái (Uy Xuân Hầu)
12.2 Nguyễn Khuê (con bà họ Trần)
12.3 Nguyễn Ứng (con bà họ Trần)
12.4 Nguyễn Phù (con bà họ Trần)
12.5 Nguyễn Thị Trà (con bà họ Phùng)
12.6 Nguyễn Bảng (con bà họ Phùng)
12.7 Nguyễn Tích (con bà họ Phùng)
12.8 Nguyễn Anh Vũ (con bà Phạm Thị Mẫn)
12.9 Nguyễn Giả
12.10 Nguyễn Cương
11.2 Nguyễn Lý (Đại Tư Mã)
12.1 Nguyễn Công
13.1 Nguyễn Bá Lân
14.1 Nguyễn Lữ (Quỳnh Sơn Hầu)
15.1 Nguyễn Gia Thiều (Ôn Như Hầu)
11.3 Nguyễn Phi Hùng
11.4 Nguyễn Nhữ Soạn
11.5 Nguyễn Nhữ Trạch
10.2 Nguyễn Sùng (Tả Hiệu Điểm)
10.3 Nguyễn Thư (Hữu Đô Đốc)
9.2 Nguyễn Công Sách (Thái Úy)
8.2 Nguyễn Thành (Thái Bảo Quốc Công)
7.2 Nguyễn Cảnh (Thái Phó)
6.3 Nguyễn Hiến (Chỉ Huy Sứ)
7.1 Nguyễn Hội
8.1 Nguyễn Biên
9.1 Nguyễn Xí
10.1 Nguyễn Hoành Tú
10.2 Nguyễn Du
3.2 Nguyễn Quang Lợi (Lý Hòa quốc Công)
4.1 Nguyễn Nghĩa Trường (viên Ngoại Lang)
5.1 Nguyễn Quốc (Binh Bộ Thượng Thư)
6.1 Nguyễn Công
7.1 Nguyễn Giới (Tiến Sĩ)
3.3 Nguyễn Phúc Lịch (Thái Bảo Triều Lý)
4.1 Nguyễn Dương (Thái Bảo)
2.2 Nguyễn Phúc Đạt

TỘC ƯỚC – GIA PHÁP

Qui ước mới của dòng họ Nguyễn Hữu Chi phái ngài Vĩnh Quốc Công trích từ cbiên bản cuộc họp ngày 13 tháng 11 năm 2002.
1. Thờ cúng Từ Đường:
Các linh vị đời thứ 18 trở về trước đã được các vị tiền nhân dời trước an vị, không được tự ý dời đi. Các linh vị hoặc hình ảnh đời 19 trở về sau khi an vị lên bàn thờ, con cháu tại từ đường nên liên lạc thỉnh ý các vị trưởng thượng để việc thờ cúng được hợp lý.
Con cháu các đời mang dòng họ ngài Vĩnh Quốc Công được quyền và có bổn phận đưa về tại Từ Đường để thể hiện sự mong muốn của tiền nhân và để con cháu có ý thức về cội nguồn. Người con ngoại hôn được thân sinh hoặc bà con công nhận thì xem như trong giòng họ được thờ tại Từ Đường, nhưng người mẹ của người con ngoại hôn cũng như những người vợ đã cải giá thì không được thờ tại Từ Đường. Các cô con gái mang dòng họ Nguyễn hữu dù đã lấy chồng nhưng vẫn được quyền gửi về thờ tại Từ Đường và có thể thờ cả dượng nếu có sự yêu cầu.
Các hình ảnh gửi về thờ cúng ấn định cở 6x9cm được bọc lớp plastic để giữ được lâu dài và ghi chú rõ ràng tên họ, ngày sinh, ngày mất.
 
2. Đóng góp hàng năm để lo việc cúng, chạp giổ:
Hàng năm, ở Việt nam con cháu đời 20 đóng 100.000 đồng, con cháu đời 21 đóng 50.000 đồng. Đóng cho trưởng chi của mình, và các trưởng chi có bổn phận gửi về cho Từ Đường. Thời hạn cuối tháng 10 âm lịch.
Hàng năm, ở ngoại quốc con cháu đời 20 đóng 10 đô, con cháu đời 21 đóng 5đô. Đóng cho trưởng chi của mình cô Quỳ hoặc Cô Soan có bổn phận gửi về cho Từ Đường.
Với thuận duyên hiện nay, người chủ chốt lo việc cung kính tại Từ Đường là Nguyễn Hồng Kỳ, thủ quỹ là bà Nguyễn Thị Tòa, kế toán sổ sách chi tiêu là Nguyễn Thị Bích Lệ. Sự chi tiêu phải rõ ràng và cuối năm phải báo cáo cho các trưởng chi nhứt, chi trưởng, chi nhì biết để minh bạch hóa tài chánh và tăng thêm uy tín và tin cậy đối với họ tộc. Khi có một sự cố gì hoặc cần làm một việc gì phải đề xuất lên các trưởng chi để định liệu, không tự ý giải quyết.
3. Đất đai vườn tược của Từ Đường:
Chúng ta đã thông suốt về mục đích , yêu cầu của tiền nhân khi thiết lập Từ Đường nên khằng định Từ Đường đất đai vườn tược là của chung của giòng họ, không riêng một gia đình nào từ nay trở đi trừ 5 khoảng vườn nhà của ông Nguyễn Hữu Đức, phía trước bên mặt của ông Nguyễn Hữu Châu, ông Khương phía sau bên mặt Từ Đường. Nhà của ông Chi trưởng đời 19 là ông Nguyễn Hữu Đồng và của ông Nguyễn Hồng Kỳ phía bên trái mặt sau của Từ Đường do các vị tiền nhân chúng ta đã chia cắt và đã chia cắt sây cất hiện hữu rồi thì người có bồn phận trấn giữ tại Từ Đường không để một ai được phép xây cất lấn chiếm thêm dù là con cháu cũng vậy, để tránh nạn Từ Đường bị mất dần như những Từ Đường khác.
4. Việc thờ cúng tổ tiên:
Việc gìn giữ nhang khói, thăm viếng mồ mả là việc của tất cả con cháu trong họ tộc, Đây là nguồn gốc của chúng ta, chúng ta để tâm lo lắng vì ân tình, ân nghĩa, vì bổn phận đối với tổ tông. Không nên có quan niệm thực dụng. Người ở Từ Đường phải thấy mình phúc hơn các con cháu khác, vì nhìn là thấy ông bà tổ tiên, đi là đến phần mộ của tiền nhân, ăn ở được trên đất của tổ tiên, nên cố lòng thay mặt họ tộc thờ cúng chạp giỗ để khỏi phụ lòng người ở xa phó thác. Khi nghe có người trong họ tộc qua đời, nhớ nhắc nhở đưa về Từ Đường di ảnh để phụng thờ. Con cháu ở phương xa khi có dịp về nhớ lên viếng thăm nhang khói và đóng góp để người ở Từ Đường không còn thấy bị bỏ rơi, bị đơn côi.
Ấn định những ngày giỗ kỵ chính của Từ Đường:
Ngày húy kỵ ngài Vĩnh Quốc Công đời 16 (18 tháng 11 âm lịch).
Ngày húy kỵ ngài Vĩnh Lại Bá đời 18 (16 tháng 10 âm lịch).
Ngày rằm tháng 7.
Tết Nguyên Đán.
Lễ Thanh Minh.

TÀI SẢN, HƯƠNG HỎA, GHI CHÚ

 

Tài sản, hương hỏa, di vật của dòng họ:
1. Từ Đường Vĩnh Quốc Công: tọa lạc tại Kim Long, Huế
2. Xã Thủy An, thành phố Huế.
a. Khu Mộ Quy: tọa lạc tại Cạnh trường tiểu học Thủy An. Do ngài Vĩnh  Quốc Công phụng lập năm 1850.
b. Khu mộ tại tổ 6, thôn Ngũ Tây, Xã Thủy An, Huế (tên cũ là Dốc Mít):
Gồm 5 ngôi mộ nằm trong đất ông Võ Văn Chắt quản lý, nằm phía trước nhà ông Diệp
1/ Ngài Huy Quang Hầu Nguyễn Hữu Huy (đời 15)
2/ Bà Huy Quang Hầu Nguyễn Hữu Huy (đời 15)
3/ Ông Nguyễn Hữu Vịnh (đời 16)
4/ Ông Nguyễn Hữu Tuấn (đời 16)
5/ Bà Nguyễn Thị Cúc (đời 16)
4. Khu Mộ: tọa lạc tại xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Chia làm 4 phần:
a. Thuộc thôn hạ 1, tổ 7: mộ ngài Vĩnh Lại Bá Nguyễn Hữu Đình (đời 18).
Thuộc khuôn viên vườn ông Thới.
b. Thuộc thôn hạ 2, tổ 6: mộ ngài Luận Đức Hầu Nguyễn Hữu Luận (đời 14).
Thuộc khuôn viên vườn ông Hùm.
c. Thuộc thôn thượng 2, tổ 4: mộ ngài Thượng Thư Nguyễn Hữu Lữ (đời 17)
Trước mặt nhà ông Trần Văn Phương, sau lưng vườn chùa Hồng Khê
d. Thuộc thôn thượng 4, tổ 5: 12 ngôi mộ chôn sau vườn nhà ông Lượng và một ngôi chôn sau vườn ông Tài:
1/ Ngài Vĩnh Quốc Công
2/ Bà Hưng An Tuần Vũ
3/ Bà Vĩnh Lại Bá
4/ Ông Hường Lô Tự Khanh
5/ Bà Hường Lô Tự Khanh
6/ Ông Nguyễn Hữu Tòa
7/ Ông Nguyễn Hữu Vị Vô Danh
8/ Nguyễn Hữu Tảo Thưởng
9/ Nguyễn Thị Đóa
10/ Nguyễn Thị Nở
11/ Nguyễn Thị Mảo
12/ Nguyễn Thị Thông
13/ Bà Vĩnh Quốc Công trạo thất Trần Thị Thảo
4. Khu mộ dưới chân phía sau núi Ngự Bình:
Nghĩa trang bên phải đường Nguyễn Khoa Chiêm từ phía An Cựu vào:
– Bà Vĩnh Quốc Công đời thứ 16
– Bà Nguyễn Thị Tiếu vợ ông Nguyễn Hữu Song đời thứ 20

Chào tất cả mọi người!

Welcome to WordPress.com. After you read this, you should delete and write your own post, with a new title above. Or hit Add New on the left (of the admin dashboard) to start a fresh post.

Here are some suggestions for your first post.

  1. You can find new ideas for what to blog about by reading the Daily Post.
  2. Add PressThis to your browser. It creates a new blog post for you about any interesting  page you read on the web.
  3. Make some changes to this page, and then hit preview on the right. You can always preview any post or edit it before you share it to the world.