DÒNG HỌ NGUYỄN HỮU TRONG BỐI CẢNH LỊCH SỬ
So Sánh gia phả dòng họ Nguyễn Hữu do ngài Nguyễn Hữu Độ ghi và tài liệu lịch sử, ta thấy có chút sai biệt. Theo gia phả của chúng ta thì kể từ Ngài thủy tổ Nguyễn Tổ, kế tiếp đời 1 là Nguyễn Sùng (Thái Sư), và đời 2 là Nguyễn Nghĩa (Thái Sư triều Lê), đời 3 là Nguyễn Doãn. Nhưng theo tài liệu lịch sử kết hợp gia phả Nguyễn Đại Tông, thì kế tiếp đời Nguyễn Trãi là Nguyễn Công Duẫn (tức Doãn), còn ngài Nguyễn Sùng là con của ngài Du Cần Vương Nguyễn Minh Du, em ngài Nguyễn Ứng Long (Nguyễn Phi Khanh), và Nguyễn Nghĩa là con Nguyễn Sùng. Chi tiết này có phần hợp lý hơn, vì qua vụ án Lệ Chi Viên, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, một số anh em, vợ con trốn thoát lưu lạc khắp nơi, một số đổi tên họkhông còn rõ tông tích, chỉ còn duy nhất 2 con là Nguyễn Công Duẫn và Nguyễn Anh Võ.
Thời đó, ai sống sót được thì lo che dấu mọi quan hệ thân tộc. Về gia phả chép sai đã đành, nhiều nơi còn dùng sáp ong bôi lên gia phả rồi chôn dấu theo mồ mả của cha ông. Cho nên về sau phần đông các phả hệ nhiều chi phái vãn để nguyên sự sai sót chuyển đổi cố ý của tiền nhân nên sau này có lệch lạc một số phả hệ dòng họ Nguyễn. Từ đời ngài Nguyễn Phi Khanh đến đời Nguyễn Trãi trong phả khởi nguyên đường có ghi: “Từ vụ án Lệ Chi Viên, để giữ bí mật của dòng họ Nguyễn Trãi, nên mỗi khi viết tộc phả, từng chi phải tùy tiện chép sai, cố tinh2 ghi sai lạc cả thế thứ, thậm chí có nhiều chi còn ém gia phả không ghi chép tiếp nữa, hoặc nhiều nghành đã bôi hẳn tên Nguyễn Ứng Long và Nguyễn Trãi hoặc lấy tên tổ khác điền vào.
Dòng họ ta hiện nay trực hệ ngài Nguyễn Công Duẫn, còn Nguyễn Anh Võ còn rất nhiều ở làng Nhị Khê, Hà Đông. Ngoài sự sai biệt trên, phần sau của gia phả ta phù hợp với nhiều tài liệu khác.
Nguyên cứu về nguồn gốc và quê quán, thì tổ tông của dòng họ Nguyễn Hữu gốc ở Ninh Bình, đến Sơn Nam, Thanh Hóa. Trải qua nhiều đời sau đã sinh sống ở Chí Ngại, Hải Dương (nay thuộc huyện Chí Linh, Hải Hưng). Đến đời nhài Nguyễn Minh Du (ông nội của ngài Nguyễn Trãi) dời đến làng Nhị Khê, huyện Thương Phúc (nay xã Nhị Khê, Hà Tây). Khi ngài Nguyễn Trãi bị họa tru di tam tộc, con cháu còn sống sót phải mai danh ẩn tích, phiêu dạt khắp nơi. Ngay những nơi xa xôi hẻo lánh như vùng Cao Bằng, Lạng Sơn hiện nay vẫn còn hậu duệ manh họ Bế. Dông Đảo nhất là miền Hà Đông, Thăng Long, Thiên Trường, Gia Miêu Ngoại Trang (Thanh Hóa) và Quảng Bình.
Việc dòng họ Nguyễn di chuyển vào Gia Miêu Ngoại Trang đã thành thơ truyền tụng trong dân ggian thời Trịnh Nguyễn.
“Huyện Tống Sơn đất lành chim đậu”
Làng Gia MIêu chiến hữu tùng cư”
Hiện từ đường khởi tổ Nguyễn Bặc ở Gia Miêu Ngoại Trang, Tống Sơn, Thanh Hóa vẫn còn bức Hoành Phi ghi 3 chữ “Khởi Nguyên Đường” (Từ dường khởi đầu họ Nguyễn). Hai bên cung nghiêm có 2 câu đối đáng dấu việc thiên cư Tộc Nguyễn từ Đại Hữu, Ninh Bình đến Gia Miêu, Thanh Hóa:
“Duệ xuất Gia Miêu Vương Tích Hiển
Khách lư Đại Hữu Tướng Môn Quang”
(Cưả tướng phúc đầy thôn Đại Hữu
Dòng Vương nối tiếp đất Gia Miêu)
Vào thế kỷ 16, dòng Nguyễn Hữu có tổ Nguyễn Hữu Đạt và Nguyễn Hữu Dịch (đời 15) đã theo Nghĩa Huân Vương Nguyễn Văn Lang và An Thành Hầu Nguyễn Kim vào đàng trong. Đến đời Nguyễn Triều Văn vì bất mãn với chúa Trịnh nên đã cùng gia đìnnh di chuyển theo chúa Nguyễn vào đàng Trong (1609), và dịnh cư tại huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Từ đó, gia tộc dòng Nguyễn Hữu đã sinh sôi nảy nở không những chỉ ở Quảng Bình mà là khắp mọi nơi, từ Quảng Trị, Huế đến tận miền Nam. Vào năm 1698, thời kỳ ngài Nguyễn Hữu Cảnh (đời 19), dòng họ Nguyễn Hữu đã theo bước chân khai phá của các bậc tiền nhân vào tận đàng Trong (Sài Gòn Bến Nghé). Nay dòng họ Nguyễn Hữu đã có mặt khắp nơi trên thế giới. Nhiều nhất là ở Uc, Canada, Pháp, Mỹ.
Qua sử liệu đã ghi chép xác nhận rằng: “Dòng Nguyễn Hữu đã sản sinh nhiều bậc danh nhân dũng tướng cho đất nước. Những nhà nghiên cứu về sử học đã nhận xét: “…quả là một dòng họ có sức sống phi thường, từ cái gốc Gia Miêu (Thanh Hóa) mà lan ra khắp nước, có con cháu giữ những chức vụ cao về văn võ trong nhiều triều đại, Đặc biệt đấy cũng là một dòng họ có con cháu trở thành những văn hào, thi hào nổi tiếng vào bậc nhất của nước ta từ xưa tới nay”.
Điển hình như:
Thời Tiền Tổ có:
– Ngài Nguyễn Bặc, Đinh Quốc Công, Công Thần Khai Quốc Nguyên Huân, thời Đinh Tiên Hoàng, có công dẹp loạn 12 sứ quân.
– Nguyễn Nạp Hòa Bình Nam Đại Tướng Quân triều thần từ 1314-1377.
– Nguyễn Thuyên tức Hàn Thuyên, Binh Bộ Thượng Thư, thuộc dòng Nguyễn Phúc Lịch, cháu nội ngài Nguyễn Bặc.
Thời Hậu Tổ:
Tính từ ngài Nguyễn Trãi (1380) đến Nguyễn Hữu Cảnh (1650) dược 270 năm tiếp nối qua 9 thế hệ, phần đông làm quan dưới triều Lê đều có công to danh lớn, nhưng đến 3 thế hệ từ Nguyễn Triều Văn, Ngiuyễn Hữu Dật đến Nguyễn Hữu Cảnh đã lập nên nhiều ccông nghiệp thật kỳ vĩ ở miền Nam cuối thế kỷ 17. Nổi bật là:
– Nguyễn Trãi, theo phó tiến sĩ Hồ Sĩ Hiệp thì “Nguyễn Trãi trước hết là một anh hùng dân tộc,một con người chân chính, dũng cảm, đã phấn đấu suốt cuộc đời mình cho sự nghiệp độc lập và giài mạnh của đất nước. Bên cạnh đó, ông còn là một nhà văn hóa lớn với những cống hiến xuất sắc về nhiều phương diện: tư tưởng thiên tài về chính trị, về quân sự, về triết học, ý thức tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, quan điểm các dân tộc đều bình đẳng, nhận thức tiến bộ về vai trò của âm nhạc trong đời sống, những đóng góp về địa lý học v.v… Đặc biệt Nguyễn Trãi cũng là một trong những nhà văn ưu tú bậc nhất của lịch sử văn học Việt Nam, một đỉnh cao của thé kỷ 15, người kết thúc trên 5 thế kỷ văn học thành văn đầu tiênmà nhiệm vụ trung tâm là tìm về dân tộc”.
Trong tác phẩm “Văn học Việt Nam thế kỷ 10”, tác giả Đinh Gia Khánh đã nhận định:

Bình luận về bài viết này